ĐTC: “Không Được Dùng Phôi Người Trong Nghiên Cứu Y Khoa”

#GNsP – “Không giấu kín nữa”. Đối với 1700 người đang mắc căn bệnh Huntington, gia đình bệnh nhân, những người chăm sóc và các nhà nghiên cứu, lời trên không phải là một cụm từ gây chú ý được thốt ra từ miệng của Đức Thánh Cha Phanxicô tại Hội Trường Phaolô VI. Nhưng đúng hơn đó là một mục tiêu sống vượt thắng sự kỳ thị và xấu hổ mà xã hội gây nên đối với bệnh nhân mắc căn bệnh bệnh thoái hoá nghiệt ngã này này, như Đức Hồng Y Ravasi, người tổ chức cuộc gặp gỡ, đã nói hôm qua.

ĐTC Phanxicô đã đề nghị các nhà nghiên cứu gien tham dự trong buổi tiếp kiến hãy tiếp tục nghiên cứu nhưng đừng dùng phôi người vì “chẳng có mục đích nào, dù là cao quý, lại biện minh cho việc sử dụng chúng”. ĐTC đã nhấn mạnh rất tỏ tường điều ấy ngay sau lời phát biểu đầy nước mắt của thượng nghị sĩ Elena Cattaneo và một đoạn video ngắn có tựa đề: “Không chỉ là một khẩu hiệu, đó là một sự dấn thân cho thấy tất cả chúng ta đều là những nhân vật chính”.

Tất cả chúng ta, không chỉ các gia đình mà “hằng ngày, âm thầm nhưng hiệu quả, đang đồng hành với các bệnh nhân thân yêu trong hành trình gian khó này”. Không chỉ nhà nghiên cứu và các chuyên gia về y tế là những người đang đối diện với “những thách đố về chẩn đoán, trị liệu và chăm sóc mà căn bệnh này đặt ra”. Không chỉ các nhà khoa học mà công việc của họ “đang có nhiều mong đợi”. Nhưng còn cả Giáo Hội và tất cả xã hội dân sự như là một cách để nói không với những “sợ hãi” và “khó khăn” này “vốn đang trở nên nét đặc thù trong đời sống của những người đang mang căn bệnh Huntington”, vốn đang gây ra quanh họ “những hiểu lầm, những rào cản, và một sự loại trừ thật sự”.

18555856_1353466038106150_2838689324358560468_n

“Trong nhiều trường hợp người bệnh và gia đình của họ phải kinh nghiệm sự bi đát của việc xấu hổ, sự cô lập và bỏ mặc”, ĐTC nói, và do đó một lời khích lệ với những người “đang mang trong thân xác và đời sống những dấu hiệu của căn bệnh này” hoặc là những bệnh lý khác. Đặc biệt, ĐTC nói với những người đến từ New Zealand và Nam Mỹ, nơi mà căn bệnh Huntington có tỷ lệ cao, những người “đã phải đối diện với một hành trình rất dài và gian khó”.

“Sự mỏng giòn không phải là một điều tồi tệ”, ngài nói. Chúa Giêsu dạy cho chúng ta rằng “bệnh tật chưa bao giờ là một trở ngại cho việc gặp gỡ con người. Hơn thế nữa, Chúa dạy chúng ta rằng, con người nhân loại luôn luôn quý giá, luôn luôn được phú ban một phẩm giá mà không có điều gì hay không một ai có thể xoá bỏ, ngay cả bệnh tật”. Bệnh tật, “không thể và không được phép làm cho chúng ta lãng quên rằng trong mắt của Thiên Chúa giá trị của chúng ta không thể thay thế được”, và trở thành một dịp gặp gỡ, chia sẻ và liên đới.

“Ước gì không một ai trong các bạn lại cảm thấy mình đang cô đơn; ước gì không một ai trong các bạn cảm thấy mình là một gánh nặng; ước gì không một ai trong các bạn ảm thấy cần phải chạy trốn. Các bạn thật quí giá trong con ngươi Đức Chúa Trời; các bạn quí giá trong mắt Giáo Hội!”

ĐTC nói như thế về sự gần gũi tinh thần với các gia đình, các tình nguyện viên, nhân viên y tế là những người đang ở cạnh người bệnh “trên hành trình khó khăn của họ”. Các bạn là “những người cha, người mẹ, người chồng, người vợ, con cái, anh chị em”, nhưng trên hết các bạn là “những người đồng hành chuyến đi”, ĐTC khẳng định. “Tôi khích lệ các bạn để đừng cảm thấy cô đơn; không đầu hàng trước cơn cám dỗ về sự xấu hổ và tội lỗi. Gia đình là một nơi đặc biệt của đời sống và phẩm giá, và các bạn có thể phối hợp để xây dựng mạng lưới của tình liên đới và trợ giúp mà chỉ gia đình mới là một sự đảm bảo”.

Các bác sĩ và những tình nguyện viên từ các tổ chức bệnh Huntington – gồm cả những người điều hành từ bệnh viện Casa Sollievo della Sofferenza, những người mà qua việc trợ giúp và nghiên cứu, đang thể hiện sự đóng góp với Toà Thánh trong lãnh vực này – ĐTC nhắc nhở: “Sự phục vụ của tất cả các bạn là quí giá, vì chắc chắn là sự dấn thân và sáng kiến của các bạn đang hình thành cách cụ thể niềm hy vọng và động lực cho các gia đình đang lệ thuộc vào các bạn”.

Những thách đố ở cấp độ y học là nhiều, nhưng Chúa sẽ chúc lành cho công việc của các bạn. Chớ gì các bạn sẽ là một điểm tham chiếu cho các bệnh nhân và gia đình của họ, những người ở trong nhiều hoàn cảnh khác nhau đang đối diện với những thử thách vốn đã rất khó khăn có liên hệ đến căn bệnh này, trong một bối cảnh xã hội vốn con thường phẩm giá con người. Và điều đó làm gia tăng rất nhiều những khó khăn. Thường gắn liền với bệnh tật là sự nghèo nàn, sự ly tán, bị ép buộc và một cảm giác mất niềm tin. Do đó, cần các tổ chức và các cơ quan quốc gia và quốc tế trợ giúp.

Vị Giám Mục Rôma cũng nói với những nhà nghiên cứu gien và các nhà khoa học là những người “trong thời gian lâu dài, không ngừng nghỉ, đã tận tuỵ nghiên cứu và tìm giải pháp trị liệu” cho căn bệnh Huntington. “Ghi nhận những nỗ lực của các bạn trong tìm kiếm cách thế để điều trị dứt điểm căn bệnh này”, nhưng cũng là “cải thiện điều kiện sống” của những người bệnh. Tôi khích lệ các bạn hãy luôn tiếp tục đeo đuổi việc ấy nơi một “nền văn hoá xa thải” vốn đôi khi xâm nhập cả vào lãnh vực nghiên cứu khoa học. Một số nhánh nghiên cứu, thực ra đã sử dụng phôi người, sẽ không thể tránh khỏi việc phá huỷ chúng. Không được dùng phôi người trong nghiên cứu. Không mục đích nào, dù là cao quí trong chính nó, cho người khác hay cho xã hội, lại có thể biện minh cho sự phá huỷ phôi người.

Pv. GNsP (theo vatincan insider)

Check Also

Truyền thông Bảo Vệ Sự Sống lớp GLHN Giáo xứ Thái Hà

Lúc 19h30, ngày 05/08/2024 tại Giáo xứ Thái Hà, nhóm Bảo Vệ Sự Sống (BVSS) …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.