Tổ chức Nhân quyền Quốc tế lên án nạn phá thai ở Trung Quốc chưa dừng lại

BVSSHN (22.3.2016) – Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3 vừa qua, cho dù chính quyền Trung Quốc mới cho hủy bỏ chính sách một con kéo dài 35 năm, cho phép các gia đình được sinh hai con. Tuy nhiên, Tổ chức Nhân quyền Quốc tế chỉ ra, chính sách này không mấy tác dụng đối với bảo vệ quyền được sinh con của phụ nữ cũng như quyền được chào đời của trẻ em.

pha-thai-o-TQ

Thực trạng bỏ thai nữ ở Trung Quốc Đại Lục

Ngày 8/3 vừa qua, tổ chức “Nữ quyền không biên giới” có trụ sở tại Mỹ đã lên tiếng, cho dù chính sách một con ở Trung Quốc Đại Lục đã chấm dứt, theo đó chính quyền Trung Quốc Đại Lục thực hiện chính sách cho phép các gia đình được sinh 2 con, nhưng hiện vẫn có nhiều phụ nữ bị ép phải phá thai hoặc làm phẫu thuật triệt sản.

Chị Sài Linh, người sáng lập “Tiếng nói của trẻ em nữ” chia sẻ với VOA: “Vấn đề giết hài nhi nữ ở Trung Quốc Đại Lục vô cùng nghiêm trọng, tỷ lệ bị ép phải phá bỏ là 1/6.” Vì thế chị Sài Linh kêu gọi chính quyền Trung Quốc Đại Lục phải triệt để bỏ hẳn chính sách hạn chế sinh sản này, cho phép mọi người tự do sinh con cái.

Bà Reggie Littlejohn, người sáng lập tổ chức “Phụ nữ không biên giới” cũng lên tiếng, chính sách hạn chế sinh sản chính là thủ phạm gây tội ác cưỡng chế phá thai và triệt sản. Vì nếu một phụ nữ nông dân sinh được con đầu là bé trai thì chị không còn muốn sinh thêm đứa thứ 2 và triệt sản. Vì xác suất sinh bé thứ 2 là gái rất nhỏ. Đồng thời, nếu đứa đầu là bé gái thì họ muốn sinh con thứ 2, nhưng nếu thai thứ 2 lại là gái thì thường sẽ bị phá, vì mọi người muốn còn cơ hội sinh con trai.

Ông Lưu Khai Minh, người phụ trách Viện Nghiên cứu Quan sát xã hội hiện đại ở Thẩm Quyến – Trung Quốc trả lời phỏng vấn của VOA rằng, việc chọn giới tính thai nhi là vấn đề tồn tại từ lâu ở Trung Quốc. Số liệu thống kê sơ bộ cho thấy, từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách sinh sản theo kế hoạch đến nay có khoảng hơn 30 triệu thai nữ bị ép phá, đây là nguyên nhân gây tình trạng mất quân bình giới tính ở Trung Quốc, một hệ quả của quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội truyền thống để lại.

Theo thống kê chưa hoàn chỉnh của “Niên giám Y tế Trung Quốc”, từ 1971 – 2012, tổng số ca sinh non ở Trung Quốc là 270 triệu.

Ông Amartya Sen, người từng được giải Nobel kinh tế học chỉ ra, thế giới có hơn 100 triệu nữ giới bị mất tích vì vấn đề lựa chọn giới tính, trong đó nghiêm trọng nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.

Nghị sĩ Chris Smith bang New Jersey thuộc Đảng Cộng hòa (Mỹ) cho rằng, “Cưỡng chế phá thai cũng là tội ác chống lại loài người. Chúng ta phải bảo vệ cả những con người chưa chào đời và người mẹ vô tội nhưng lại phải chịu cưỡng chế bạo lực. Tư tưởng trọng nam khinh nữ cổ hủ gây hệ quả tàn nhẫn này phải bị lên án.”

Nguy cơ già hóa dân số của Trung Quốc Đại Lục

Chính sách một con cùng văn hóa trọng nam khinh nữ ở Trung Quốc Đại Lục gây nhiều vấn đề xã hội nghiêm trọng, đặc biệt là vấn đề già hóa dân số.

Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới (World Bank), số người già trên 60 tuổi ở Trung Quốc Đại Lục hiện nay nhiều nhất thế giới với khoảng 220 triệu người. Dự tính đến 2050, số người này tăng lên chiếm 40% nhân khẩu.

Theo tính toán của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc năm 2015, trước năm 2020 thị trường lao động Trung Quốc sẽ sụt giảm mỗi năm 1,55 triệu người; từ 2020 – 2030 mỗi năm giảm 7,9 triệu người; từ 2030 – 2050 sẽ giảm mỗi năm 8,35 triệu người.

Ông Địch Chấn Vũ, Viện trưởng Viện Xã hội và Nhân khẩu học Đại học Nhân dân Trung Quốc từng than thở, từ giai đoạn “Trung Quốc niên thiếu” đến “Trung Quốc tóc bạc” chỉ mất thời gian chưa đến 20 năm, thời gian rút ngắn hơn nhiều quốc gia Tây phương hơn chục năm.

Theo Secretchina
Tinh Vệ biên dịch

Nguồn: Đại Kỷ Nguyên Tiếng Việt

Check Also

Truyền thông Bảo Vệ Sự Sống (BVSS) tại Đại hội giới trẻ Giáo phận Thanh Hoá ngày 25/8/2024

Ngày 25/8/2024, tại giáo xứ Hữu Lễ – Giáo phận Thanh Hoá, đã diễn ra …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.