Cách giữ ấm chăm sóc cho trẻ sơ sinh vào mùa đông lạnh

Cách giữ ấm chăm sóc cho trẻ sơ sinh vào mùa đông lạnh rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là vào ban đêm khi sương xuống nhiều. Nếu trẻ không được chăm sóc chu đáo vào mùa đông rất dễ dẫn đến các bệnh như cảm sổ mũi… nguy hiểm có hại cho sức khỏe của trẻ sau này. Hãy cùng mecuti.vn tham khảo những hướng dẫn dưới đây để biết cách chăm sóc cho trẻ tốt nhất vào mùa đông nhé!

Bé sơ sinh cần phải được giữ ấm. Đó là lý do vì sao bé sơ sinh luôn được gói trong một chiếc chăn khi từ bệnh viện trở về nhà.

Bởi vì bé chưa thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể như người lớn nên việc ủ ấm cho bé là rất quan trọng. Ngoài ra những bé lớn hơn cũng cần được giữ ấm trong những tháng mùa đông khắc nghiệt.

Nhiều bác sĩ cho biết, cha mẹ có thể mặc quần áo cho con theo cách tương tự với người lớn nhưng cộng thêm lớp quần áo cotton mỏng bên trong, giúp thấm mồ hôi tốt. Nếu bạn đang mặc một áo phông dài tay và quần jeans trong ngày nắng ấm thì bé cũng thoải mái với trang phục tương tự nhưng thêm một áo lót bên trong. Nếu bạn cần khoác thêm áo len thì bé cũng vậy.

1. Cách bảo vệ bé vào mùa đông

giu-am-01

Luôn giữ nhiệt độ trong nhà ấm áp. Đó là nhiệt độ thoải mái mà bé không cần được ủ ấm quá nhiều.

  • Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần một cửa số đang mở, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo lên gió lạnh.
  • Mặc cho bé một vài lớp áo để dễ dàng cởi bỏ những lớp áo bên ngoài khi không cần thiết.
  • Đội mũ cho bé để giữ cho đầu của bé ấm áp trong thời tiết lạnh. Không để tóc bé bị ướt khi đội mũ.
  • Tuy nhiên, không nên ủ ấm bé quá mức. Bé cần được giữ ấm nhưng không phải quá nóng. Nên loại bỏ bớt quần áo cho bé khi nhiệt độ tăng lên.

Mặc quần áo cho bé khi đi ra ngoài vào mùa đông

Khi bạn cùng bé đi dạo, đi thăm người thân hoặc đơn giản là đi mua sắm, bạn cần chú ý:

  • Mặc cho bé thích hợp với nhiệt độ ngoài trời.
  • Nếu trời lạnh, nhớ đi tất chân, sử dụng bao tay và cả mũ đội đầu cho con.
  • Nếu thời tiết ấm áp, không cần mặc cho bé áo khoác quá dày.
  • Đối với những chuyến đi xa trong những ngày lạnh, bạn cần cân nhắc phương tiện, thời gian, tình hình thời tiết… trước khi cho bé tham gia.
  • Đối với các chuyến đi vào những ngày nắng ấm, bạn nên che chắn để bé không bị hắt ánh nắng trực tiếp, có thể dùng chăn mỏng hay miếng chắn nắng hoặc rèm trên xe.

2. Chia sẻ bí quyết giữ ấm cho trẻ trong mùa đông

Tuy công việc bận rộn nhưng từ khi mang bầu bé Kẹo, cứ rảnh là chị Nguyễn Hải Hà (Hà Nội) lại lên mạng, mua sách báo tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc con. Bé Kẹo chỉ mới 5 tháng tuổi lại là bé đầu lòng nhưng chị chăm con rất khéo léo. Chị biết thời tiết lạnh như hiện nay, trẻ con rất dễ bị cảm cúm, sổ mũi, hắt hơi thậm chí là viêm phổi nếu cha mẹ không để ý, cẩn thận giữ ấm con.

giu-am-03

  • Chị cho biết, thực ra con trẻ khi sinh ra đều đã được bao bọc bởi lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.
  • Vì thế, khi trời lạnh, chị chỉ cần giữ ấm vừa đủ cho con. Mặc quá nhiều quần áo khiến bé có thể bị nóng, ra nhiều mồ hôi làm bé bị nhiễm lạnh, dễ dẫn tới viêm phổi.
  • Ngoài việc mặc áo ấm, chị thường xuyên kiểm tra thân nhiệt của bé Kẹo, tránh để con quá nóng, ra mồ hôi rồi thấm ngược vào trong.
  • Ngoài ra, chị cho rằng mặc quần áo quá chật, quá kín có thể lồng ngực và bụng bị ép khiến bé không khó chịu và gây khó khăn trong vận động. Đôi khi, bé cáu gắt, khóc lóc chỉ vì bị mẹ mặc cho quá nóng.
  • Giữ ấm cho bé khi ở trong phòng và khi ra ngoài trời cũng không như nhau. Nhiệt độ bên ngoài bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ trong phòng, chưa kể thêm gió lạnh, mưa phùn và điều này càng dễ khiến bé bị lạnh.
  • Tuy nhiên, quan điểm của chị là không nên luôn luôn giữ bé ở trong nhà khi thời tiết chuyển lạnh bởi thiếu không khí trong lành ngoài trời sẽ làm yếu hệ miễn dịch của bé. Từ đó, làm bé dễ mắc bệnh. Bởi vậy, thi thoảng chị vẫn đưa bé cùng đi ra bên ngoài, nơi không khí càng trong lành càng tốt.
  • Và đương nhiên nếu ra ngoài thì chị đặc biệt giữ ấm toàn bộ cơ thể cho bé, mặc áo ấm, đi giày, đi tất, quàng khăn, đội mũ, đi găng tay… Còn khi bé mới từ bên ngoài vào trong nhà thì chị thường cởi bỏ bớt quần áo cho bé vì trong nhà đã ấm hơn nhiều rồi.
  • Để giữ ấm cho con trời lạnh, nhiều ông bố bà mẹ cho con “nghỉ” tắm vài hôm nhưng chị bảo đó không phải là một cách hay bởi với bé thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, nếu không được tắm sạch sẽ trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm, ngứa ngáy. Tắm nước ấm hàng ngày, phù hợp với thân nhiệt còn giúp bé thoải mái, sảng khoái và khỏe mạnh.
  • Trước khi bé Kẹo ngủ, vợ chồng chị thường mát-xa chân cho con, khi đôi chân được làm ấm lên bởi những động tác mát-xa của cha mẹ, bé ngủ dễ dàng lại ngủ rất sâu và ngon.
  • Bé Kẹo giống như nhiều bé khác, khi ngủ thường đạp tung chăn tuy nhiên chị không mặc nhiều áo dày cho bé khi ngủ vì nóng và bí bách quá sẽ làm gián đoạn giấc ngủ ngon của bé. Kinh nghiệm của chị là mặc hai lớp áo mỏng cho bé và thường xuyên dậy kiểm tra chăn của con.
  • Chị thường quàng khăn cho bé Kẹo vì phần cổ dễ bị nhiễm lạnh: “Mình nghĩ chị em nên chọn khăn mỏng, mềm để bé dễ chịu khi ngủ”.
  • Ngoài mặc áo, giữ ấm cho con, chị còn lên một thực đơn đồ ăn dặm có thể giúp con ấm áp, tránh cảm cúm, bệnh tật bằng những thực phẩm tươi ngon hàng ngày.

3. Giữ ấm con bằng thực phẩm

Dinh dưỡng với bé rất quan trọng dù ở bất kỳ thời điểm nào nhưng vào mùa đông, cơ thể bé càng cần nhiều vitamin hơn. Chị thường chọn những loại hoa quả có chứa hàm lượng lớn vitamin C như táo, cam, quýt, bưởi vì như chị được biết những loại hoa quả này sẽ giúp bé tránh cảm cúm, cảm lạnh.

giu-am-04

Ngoài ra trong những bữa ăn dặm của con, mẹ bé Kẹo luôn chọn rau xanh như cải xanh, cải chip cùng với những loại thịt trắng như thịt gà, cá vì trong loại thịt này có chứa nhiều chất giúp cải thiện hệ miễn dịch và hoạt chất có tính kháng các loại virus cho bé.

Trong khi chế biến đồ ăn dặm cho con, chị lúc nào cũng cho đầy đủ gia vị (gừng, tỏi, hành…) cho bé vì chúng có tác dụng làm tăng sức đề kháng cho cơ thể bé trước các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi.

Thêm vào đó, nhiều cha mẹ chỉ chú ý đến chế độ nước uống cho bé vào mùa hè mà quên rằng, mùa đông bé cũng rất cần uống đủ nước, chị chia sẻ rằng, chị thường xuyên cho bé Kẹo uống nhiều nước bởi đủ nước sẽ khiến cơ thể bé dễ chịu và khỏe mạnh hơn rất nhiều.

4. Cách giữ ấm cho bé khi ngủ ban đêm

giu-am-05

Dưới đây là một vài gợi ý giúp bố mẹ cho bé ngủ mà không bị nóng hay lạnh trong những ngày mùa đông lạnh lẽo.

  • Trước tiên, bạn cần chọn quần áo ngủ cho con sao cho an toàn, thoải mái và giúp bé duy trì thân nhiệt tốt nhất. Đồ ngủ của bé không nên dày, bí quá. Bạn nên chọn trang phục bằng sợi tự nhiên mềm, giúp da “thở” được như cotton là tốt nhất. Tránh đồ ngủ có ruy-băng, dây buộc, đính chuỗi hạt hoặc những chi tiết trang trí khác vì nó có thể quấn cổ bé.
  • Không bao giờ được ủ ấm quá mức cho bé. Ủ ấm quá có thể làm tăng nguy cơ đột tử khi ngủ ở bé. Giữ ấm đúng cách là giữ đủ ấm cho bé, nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh như lòng bàn chân, bàn tay, thóp và ngực.
  • Những loại túi ngủ được thiết kế đặc biệt dành cho mùa nóng và mùa lạnh cũng tốt cho giấc ngủ của bé.
  • Một đôi tất là cách tốt để giữ ấm cho những ngón chân của bé khi trời lạnh. Đừng đắp quá nhiều chăn dày, nặng cho bé vì nóng quá sẽ làm bé tăng thoát nhiệt ở đầu, dẫn tới dễ bị đột tử khi ngủ.
  • Đối với bé sơ sinh, đầu là nơi tạo ra khoảng 40% thân nhiệt, nhưng đồng thời lại là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Chính vì vậy, việc đội mũ và dùng băng quấn thóp là cần thiết với bé mới sinh (đặc biệt là các bé sinh non) nhưng với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi, việc đội mũ khi ngủ là không cần thiết, mà ngược lại sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp.
  • Với những ngày trời ấm, bé có thể ngủ ngon mà không cần đắp chăn hay mặc thêm áo. Cần đặt bé ngủ ở chỗ tránh hơi của máy điều hòa phả vào và tránh nơi gió lùa trực tiếp từ cửa sổ.

5. Hướng dẫn mẹ cách massage giữ ấm cho bé trong ngày lạnh

Mùa đông đem không khí lạnh tới từng nhà, ngoài việc chuẩn bị sẵn quần áo, lượng dinh dưỡng đầy đủ, mẹ bé cũng nên chuẩn bị bài massage giữ ấm cho con.

Những lưu ý khi massage cho trẻ sơ sinh

  • Dụng cụ massage: Khăn trải bông cho bé nằm lên, khăn sạch, quần áo sạch, dầu massage dịu nhẹ không kích ứng.
    Không gian phòng: ấm áp, kín gió (nếu có điều kiện có thể bật điều hòa hoặc lò sưởi trong lúc massage bé), bật một bản nhạc du dương cho cả mẹ và bé cùng thưởng thức.
  • Mẹ cần kiểm tra móng tay, tháo bỏ nhẫn, vòng (những đồ vật có khả năng làm trầy xước da con), tay mẹ cần xoa vào nhau cho ấm trước khi chạm vào làn da nhạy cảm của bé.
  • Nên hỏi ý kiến bé trước khi tiến hành massage (lựa lúc bé thích thú, ăn không no. Nếu thấy bé căng thẳng, mẹ nên dừng lại và chờ một thời điểm thích hợp khác).

Các động tác massage cho bé

giu-am-06

  • Cách massage mặt cho bé

Mát–xa mặt đem lại những cảm giác thích thú, dịu nhẹ, con sẽ cảm nhận được hơi ấm của người mẹ và làm tăng thêm sự gắn bó giữa hai mẹ con trong những năm đầu đời của bé.

Đặt các ngón tay lên trán bé và mát-xa nhẹ sang hai bên thái dương, sau đó vuốt từ chân lông mày sang 2 bên. Di chuyển tay dọc xuống hai bên mặt của bé giống như bạn đang mở một cuốn sách. Lặp lại động tác này 5 lần.
Dùng 10 đầu ngón tay vỗ nhẹ lên mặt bé, lặp lại nhiều lần.

  • Massage tay cho bé

Trước hết, bạn hãy cầm tay con thật nhẹ nhàng, truyền hơi ấm sang để bé biết là bạn chuẩn bị mát xa tay cho bé. Cách mát-xa này sẽ giúp bé thả lỏng và làm khỏe các cơ bắp, thư giãn cho cánh tay giúp tăng cường sự cứng cáp và cử động của bé.

Cách mát-xa này sẽ giúp bé thả lỏng và làm khỏe các cơ bắp

Tay trái nắm nhẹ nhàng cổ tay bé, tay phải vuốt từ trên xuống dưới dọc theo cánh tay. Làm tương tự với tay còn lại. Nhẹ nhàng mở bàn tay của bé ra. Sau đó, dùng ngón cái xoa theo vòng tròn đều theo từng ngón tay của bé.Túm nhẹ lấy từng ngón tay kéo ra rồi buông. Lặp lại 10 lần động tác này.

  • Massage chân

Để chân bé vào giữa hai lòng bàn tay và nhẹ nhàng lăn qua lăn lại chân bé trên hai bàn tay bạn. Hầu hết các bé đều rất thích hành động này. Việc lăn như thế giúp chân bé ấm lên nhanh chóng.

1 tay cầm bàn chân bé, tay kia dùng ngón cái xoa và ấn nhẹ vào lòng bàn chân con. Lặp lại tương tự với chân kia.

Mát-xa chân rất tốt cho sức khỏe của bé

giu-am-07

  • Ngực

Cho bé nằm ngửa, tay mẹ đặt nhẹ nhàng lên 2 bên ngực của bé. (Động tác này đòi hỏi tay mẹ nhất thiết phải ấm áp). Sau đó, vỗ nhẹ các đầu ngón tay mẹ lên ngực bé. Động tác này có thể sẽ khiến bé cười thích thú. Lặp lại động tác này nhiều lần.
Sau đó cũng đặt tay lên ngực bé rồi các ngón tay vuốt nhẹ sang 2 bên ngực. Việc này sẽ giúp bé ấm lên, điều hòa phổi và tim.
Hướng dẫn giữ ấm massage cho trẻ sơ sinh vào mùa đông phần 8

Hành động này sẽ giúp bé ấm lên, điều hòa phổi và tim

giu-am-08

  • Bụng

Nhiều mẹ thử nghiệm động tác này và kết luận: “bé giảm chứng táo bón thật”. Nhẹ nhàng mẹ dùng các ngón tay xoa theo hình tròn trên bụng bé theo chiều kim đồng hồ. Lặp lại nhiều lần động tác này.

giu-am-09

  • Massage lưng cho bé

Động tác này giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn. Cho bé nằm sấp, đặt hai bàn tay lên lưng bé, xoa nhịp nhàng lên xuống theo chiều ngược nhau. Xoa từ lưng xuống mông bé, sau đó xoa dần lên vai rồi xoa xuống dưới 1 lần nữa.

Động tác này giúp xương sống của bé trở nên cứng cáp hơn

giu-am-10

Nguồn: mecuti

Check Also

Thông điệp Giáng Sinh là bảo vệ sự sống

Sự kiện Chúa Giáng Sinh mang thông điệp bảo vệ sự sống. Chúa Giêsu xuống …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.