Người Công giáo và các nhà nữ quyền cùng chống ‘mang thai hộ’ ở châu Âu

Các vấn đề liên quan đến sinh sản thường tạo ra bất đồng giữa Công giáo và các nhà nữ quyền thế tục, tuy nhiên trong một hội nghị chống mang thai hộ gần đây ở Rôma, đã giúp hai thiết lập được tình bạn.

Theo tờ Atlantic, “Se Non Ora Quando”, một nhóm nữ quyền có quan điểm cánh tả đã gọi việc mang thai hộ là “không thích hợp với nhân quyền và phẩm giá của phụ nữ”.

Hội nghị được tổ chức hôm 30/3 tại Hạ viện Hạ viện ở Rôma. Các nữ trí thức, bác sĩ và học giả từ khắp nơi trên thế giới, đã yêu cầu Liên Hợp Quốc cấm các công dân châu u du lịch ra nước ngoài để tìm người mang thai hộ.

unnamed

Mặc dù việc này là hợp pháp ở Canada và hầu hết các bang ở Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc mang thai hộ lại bị cấm ở hầu hết các quốc gia Tây u, gồm cả Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Đức, và Ý.

Giáo hội Công giáo chống lại việc mang thai hộ trong huấn thị Donum Vitae, một tài liệu về các vấn đề sinh học được viết năm 1987.

Huấn thị viết: “Việc làm mẹ thay là một thiếu sót khách quan, đối với bổn phận của tình mẫu tử, của sự trung tín giữa vợ chồng và của trách nhiệm làm mẹ. Việc đó gây thiệt hại cho gia đình khi chia cắt các yếu tố thể xác, tâm linh và đạo đức, là những yếu tố cấu thành gia đình.”

Trong những năm gần đây, các nhà nữ quyền cánh tả ở các nước như Tây Ban Nha và Pháp phản đối việc mang thai hộ. Họ coi đây là cuộc tấn công chống lại phẩm giá của phụ nữ, và đặc biệt là sự bất công đối với người nghèo. Họ so sánh mang thai hộ với mại dâm, và bày tỏ quan ngại mang thai hộ sẽ thúc đẩy nạn buôn người.

“Tình trạng những phụ nữ vì hoàn cảnh phải cho thuê tử cung của mình, với một giá nào đó, không khác gì với việc khai thác tình dục”, Đảng Nữ quyền ở Tây Ban Nha, đã tổ chức biểu tình phản đối một hội chợ mang thai hộ tại quốc gia này vào năm 2016.

Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (The United Nations’ parliament) lên án việc mang thai hộ năm 2015, và xem đây là hành động “làm xói mòn phẩm giá của phụ nữ, vì cơ thể và khả năng sinh sản của họ được đem ra làm hàng hóa.”

Các lãnh đạo thế giới cũng chỉ ra rằng, phần lớn các bà mẹ mang thai hộ là những phụ nữ nghèo ở các nước thuộc thế giới thứ ba.

Sheela Saravanan đã làm chứng trong hội nghị của “Se Non Ora Quando” vào tuần trước. Cô mô tả chi tiết cuộc đấu tranh mà phụ nữ đang phải đối mặt ở Ấn Độ.

Bà cũng giải thích rằng, những bà mẹ sẽ phải phá thai nếu đứa trẻ bị tàn tật. Saravanan nói với tờ báo Avvenire của các giám mục Ý: “Các bà mẹ mang thai hộ phải chịu những căng thẳng về thể chất lẫn tinh thần, ngay cả khi họ nhận tiền”. Họ là những “người nghèo, mù chữ, dễ sai bảo”.

Nhiều nhà nữ quyền bày tỏ lo ngại rằng mang thai hộ, không chỉ là hành vi ép buộc cá phụ nữ nghèo khổ, mà còn gây ra những tác hại về sức khỏe. Nhà tâm lý học Fabio Castriota nói với hội nghị rằng việc sinh sản và làm mẹ là không thể tách rời, và sẽ để lại “chấn thương” nơi đứa trẻ và cả người mẹ mang thai hộ.

Đức Thiện lược dịch từ CNA

Check Also

Truyền thông Bảo Vệ Sự Sống (BVSS) tại Đại hội giới trẻ Giáo phận Thanh Hoá ngày 25/8/2024

Ngày 25/8/2024, tại giáo xứ Hữu Lễ – Giáo phận Thanh Hoá, đã diễn ra …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.