Bức ảnh thai nhi 18 tuần trong bộ ảnh gây ấn tượng sâu sắc trong công chúng của tạp chí Life năm 1965 được ca ngợi là Bức ảnh của thế kỷ.
Thật bất ngờ khi đây là lời mô tả từ chính tờ báo The Guardian, tờ báo nổi tiếng với khuynh hướng chính trị cánh tả ở Anh ủng hộ việc phá thai. Bài báo ca ngợi bức ảnh, nhưng lại bào chữa cho việc phá thai khi những bức ảnh này thể hiện rõ ràng công khai tính nhân văn vốn có của những đứa trẻ đang nằm trong bụng mẹ.
Bức ảnh nổi tiếng do phóng viên ảnh người Thụy Điển Lennart Nilsson chụp và được đăng trên tạp chí Life số ra tháng 4 năm 1965 với tựa đề “Sự sống kỳ vỹ trước khi sinh”. Số phát hành ấy đã trở thành “bản bán chạy nhất” của tờ tạp chí trong lịch sử xuất bản.
Với đầy đủ màu sắc và chi tiết rõ ràng, lấp lánh như pha lê, bức ảnh thể hiện một bào thai trong túi nước ối, dây rốn quấn vào nhau thai. Đứa trẻ chưa chào đời, như đang trôi nổi trong tấm màn vũ trụ, dễ bị tổn thương nhưng vẫn thanh thản. Đôi mắt nhắm nghiền và bàn tay nắm lại nhỏ xíu, giữ chặt vào ngực.
Bức ảnh nằm trong chuỗi những bức ảnh tạp chí nổi tiếng triển lãm hình ảnh em bé chưa chào đời. Chuỗi ảnh được xuất bản vào thời điểm tranh luận về phá thai bắt đầu cao trào và công nghệ siêu âm vẫn còn rất hạn chế.
Hầu hết những đứa trẻ mà Nilsson ảnh đều bị sảy thai hoặc phá thai. Nilsson chỉ có thể chụp ảnh một bào thai còn sống, bằng cách sử dụng máy ảnh nội soi đi vào tử cung. Bức ảnh này khác biệt với những bức ảnh khác – được chụp bên trong tử cung, đồng nghĩa với việc không thể chụp được toàn bộ thai nhi.
Những bức ảnh đã chụp tính nhân văn những đứa trẻ chưa chào đời với độ chi tiết đáng kinh ngạc, cả đen trắng và màu. Một bức ảnh khác chụp thai nhi 20 tuần cho thấy các chi tiết sống động trên khuôn mặt của em bé, bao gồm các tĩnh mạch nhỏ trên mí mắt và lông mọc trên trán. Một bức ảnh khác chụp thai nhi 13 tuần cho thấy túi ối và nhau thai bao quanh một em bé nhỏ với các ngón tay, ngón chân, mắt, tai và xương sườn đã có thể phân biệt được.
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng qua đời vào năm 2017 ở tuổi 94. Theo báo cáo, ông bắt đầu hạn chế sử dụng các bức ảnh của mình, sau khi thấy chúng trên áp phích ủng hộ sự sống những năm 1980, vì ông không muốn chúng mang tính chính trị.
Tuy nhiên, gần đây, hội chợ triển lãm ảnh nghệ thuật Paris đã bắt đầu trưng bày lại những bức ảnh nổi tiếng của Nilsson và các địa điểm khác ở châu Âu cũng có thể sẽ trưng bày lại.
Báo cáo mô tả rằng: “Những hình ảnh ấy đã gây chấn động ở Paris và thật dễ hiểu tại sao: vẻ đẹp tĩnh lặng của chúng có sức lôi cuốn cảm xúc mạnh mẽ”.
Những bức ảnh ông để lại là một di sản to lớn vì chúng thể hiện một sự thật mạnh mẽ: Những đứa trẻ chưa chào đời là những con người độc nhất, đang sống, là con người vô giá, và phong trào ủng hộ sự sống là theo khoa học và sự thật.
Nguồn: Heartbeats project