Câu chuyện về người phụ nữ “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

BVSS (17.8.2016) – Đã gần 10 năm câu chuyện về người phụ nữ Công giáo hằng ngày đi lượm xác thai nhi về chôn cất vẫn khiến tôi cảm động. Không ham danh lợi, không ham được người đời ngợi khen, bà chỉ mong sao không còn những em bé bị bỏ rơi như thế nữa…

Hành trình “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”

Có câu nói rằng: “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ thuộc về ai”. Đúng vậy, suốt gần 10 năm qua người phụ nữ có thân hình nhỏ nhắn nơi giáo họ Bến Cốc ấy vẫn âm thầm làm công việc “chẳng giống ai”, làm cái việc mà người ta gọi là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Anna Nguyễn Thị Nhiệm ở thôn Bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội đã quen với công việc của mình đó là thu lượm và chôn cất xác thai nhi.

Bồi hồi bà kể mình bắt đầu làm từ năm 2006, lúc đầu khi đến những cơ sở y tế gần nhà các y bác sỹ không tin tưởng và không giao thai nhi cho bà vì nghĩ rằng bà có một mục đích khác ngoài chôn cất. Sau bao ngày chầu chực ở các bệnh viện lớn nhỏ, cuối cùng bà cũng thực hiện được điều mình mong muốn.

Nhưng chớ trêu thay nhận được sự ủng hộ của các bác sỹ rồi khi về đến nhà bà lại bị sự chê bai, giòm ngó của xóm giềng, người ta nói bóng nói gió bảo đất cát ở đâu mà chôn rồi mang xác thai nhi về ô nhiễm môi trường… Nhưng rất may mắn là bà nhận được sự quan tâm, động viên từ phía gia đình nên bà quyết định hiến khu đất ruộng để xây dựng nghĩa trang cho các bé. Năm 2007, một nghĩa trang thai nhi được thành lập. Đây cũng là nghĩa trang thai nhi đầu tiên ở miền Bắc.

cau chuyen nguoi phu nu 1

Đã thành “cái nghiệp” gắn bó với cuộc đời bà

Bà Nhiệm nhớ lại những ngày đầu tiên bà chỉ khâm liệm cho một em nhỏ duy nhất, nhưng rồi những xác thai nhi cứ ngày một tăng lên. Nhất là vào những ngày mùa đông lạnh giá, xác thai nhi kỷ lục lên tới trên 70 em. Thương vợ vất vả ngày nào cũng lóc cóc đến bệnh viện xin nhặt xác thai nhi nên chồng bà chạy xe máy ngày hai lần đến các cơ sở y tế xin thu nhặt xác thai nhi. Dần dần những người dân nơi đây hiểu rõ hơn về tấm lòng cũng như con người của bà. Không vì mục đích hám danh lợi mà đơn giản bà làm vì cái tâm của một người Công giáo. Bà nói rằng: “Một người công giáo tốt là một người công dân tốt, biết giúp ích cho cuộc đời, cha mẹ có dạy tôi từ bé rồi. Phần hồn khi các cháu sinh ra là chúa đã đón đi rồi, còn phần xác chết là phải có chỗ chôn. Tôi nghĩ những việc đấy là tôi phải làm”

Hiểu được tấm lòng nhân ái của bà nhiều người dân bày tỏ sự đồng tình, thậm chí còn có một số tổ chức tình nguyện đến giúp đỡ bà chôn xác thai nhi vào cuối tuần. Anh Nguyễn Thanh Tài, người dân thôn bến Cốc, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, HN cho biết: “Mặc dù không phải là một người theo đạo nhưng khi chứng kiến những việc làm của bác tôi cảm thấy rất là khâm phục, vừa nhân ái, từ bi và cũng tạo điều kiện giúp đỡ những em bé không may qua đời cho có chôn cất, nghỉ ngơi”.

Như một cái “nghiệp” đã gắn bó với cuộc đời bà, có lẽ vậy khi mà giờ đây tuổi cao sức có yếu bà vẫn chưa chịu dừng lại. Tôi hỏi có bao giờ bà nghĩ đến việc nghỉ ngơi, dành một chút thời gian cho bản thân mình hay không bà nói: “Công việc của tôi không bao giờ tôi bỏ được, khi nào tôi qua đời tôi sẽ truyền lại cho con cháu của tôi. Nguyện vọng của tôi chỉ có thế”

cau chuyen nguoi phu nu 2

Người phụ nữ ấy đã tự nguyện chọn sự nhọc nhằn, gian khổ về mình thậm chí còn là sự chê bai, đàm tiếu của xóm giềng. Nhưng bà cảm thấy vui, cảm thấy hạnh phúc với công việc mình đang làm. Đối với bà giờ đây mong muốn lớn lao nhất không phải là mâm cao, cỗ đầy bà chỉ mong sao không còn những phận đời mỏng manh như thế nữa…

Nguyễn Huyền

Theo phunuchaua.com

Check Also

“Cảm ơn ba vì đã cứu con” – Lời cảm ơn từ cô bé được cứu khỏi bị phá thai 17 năm trước tới ba đỡ đầu

17 năm trước, nam diễn viên Công giáo người Mexico, Eduardo Verástegui, đã thuyết phục …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.