“Sáng hôm đó, trời bỗng nổi bão tuyết. Chồng tôi nắm tay tôi đi đường tắt đến phòng khám để phá thai…”
LTS: Có quá nhiều điều kỳ lạ mà hẳn rằng mỗi người Việt, vốn đã quá quen với những con số khủng khiếp về nạn nạo phá thai, không thể tin lại có thật!
Câu chuyện về hành trình phá thai của một bà mẹ Trung Quốc sống tại Đức đã cho chúng ta có thêm những hiểu biết về trách nhiệm của cộng đồng đối với mỗi bào thai đang có cơ hội làm người. Và hiển nhiên, đó cũng là câu chuyện rất cảm động về tình mẫu tử.
Nếu một ngày nào đó, bạn phải đứng trước quyết định khó khăn là giữ lại hay bỏ đi sinh linh bé bỏng đang hình thành trong cơ thể của mình, hãy nghĩ đến câu chuyện thấm đẫm tình người này.
Hãy luôn nhớ 1 điều: Ngay cả khi bạn là mẹ đứa bé, bạn cũng không có quyền giết chết 1 sinh linh vô tội!
Ngày 6/12/2007, tôi được thông báo là đã mang thai. Tin sét đánh ngang tai này khiến tôi vô cùng ngạc nhiên.
Miệng, theo bản năng, tôi nói lời cảm ơn, nhưng tim, lúc ấy, lại nặng trĩu u sầu.
Khi đó, tôi mới kết hôn không lâu. Chồng tôi đang theo học tiến sĩ kinh tế tại Trường Đại học Humboldt, còn bản thân tôi cũng đang theo học tại Đại học Freie Berlin. Hai chúng tôi đã nhất trí rằng 3 năm đầu sau khi kết hôn sẽ không sinh con.
Khi gọi điện cho bác sĩ phụ khoa có tên là Celine hỏi về vấn đề phá thai, tôi không ngờ tới là vị bác sĩ vốn ôn hòa này lại trở nên rất cứng rắn.
“Xin lỗi, phòng khám chúng tôi tuyệt đối không cung cấp các dịch vụ kiểu như vậy.” – xâu trả lời ngoài dự đoán này khiến tôi không khỏi luống cuống.
Tôi cố hỏi thêm: “Vậy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kích thích sinh non được không?”
“Đương nhiên là không! Tại Đức, sử dụng loại thuốc này là vi phạm pháp luật. Vì sao cô lại không suy nghĩ tới việc sinh con?”
Tôi đành phải thú nhận với bác sĩ. Celine trầm ngâm một lúc, rồi miễn cưỡng cho biết: “Chỉ khi có sự đồng ý của Ủy ban Tư vấn tâm lý thuộc Trung tâm Bảo trợ Phụ nữ tại Berlin, chúng tôi mới dám tiến hành phẫu thuật”.
3 ngày sau, vào một buổi chiều, tôi cùng chồng đi tới Ủy ban Tư vấn tâm lý của Trung tâm Bảo trợ Phụ nữ ở thành phố Berlin.
Đón tiếp chúng tôi là nữ chuyên gia khoảng 45 tuổi tên Theresa Kline, một nhà tư vấn tâm lý đã được chính phủ Đức cấp phép.
Trong cuộc nói chuyện, Theresa hỏi tôi vì sao lại quyết định từ bỏ đứa con trong bụng. Bà vừa nghe tôi giải thích, vừa tốc kí. Sau ,đó rất lịch sự, Theresa mời chồng tôi ra ngoài chờ để nói chuyện riêng với tôi.
“Xin hỏi, cô và người nhà đưa ra quyết định này trong tâm lý hoàn toàn thoải mái chứ?”
Tôi không hiểu câu hỏi là có ý gì, liền trừng mắt nhìn bà ấy.
“Tôi muốn hỏi, cô quyết định phá thai hoàn toàn là do quyết định của bản thân, không phải chịu áp lực gì, cũng không bị ai ép buộc đúng không?”, Theresa hỏi lại.
Trong khoảnh khắc ấy, tôi vừa bực bội, vừa buồn cười. “Không phải chỉ là một cuộc tiểu phẫu phá thai thôi sao, việc gì phải hỏi giống như thẩm vấn hình sự nghiêm trọng như vậy?”, tôi tự nhủ.
Không quá 5 phút sau, Theresa đưa ra một tờ giấy khai và yêu cầu chúng tôi về nhà tiếp tục suy nghĩ về việc này.
Khi hai vợ chồng chán nản đi ra khỏi cửa, vị chuyên gia ấy còn nói vọng thêm một câu: “Luật phá thai của Đức quy định nếu thai nhi lớn hơn 10 tuần tuổi, tuyệt đối không được phép nạo phá. Cô hãy xác định chuẩn thời gian mang thai của mình.”
Thông tin này khiến chúng tôi vô cùng lo lắng. Căn cứ theo kết luận từ phía bác sĩ phụ khoa, tôi đã mang thai được 8 tuần.
Hơn nữa, mấy ngày vừa rồi chạy đôn chạy đáo, so với khoảng thời gian hợp pháp để tiến hành phẫu thuật chỉ còn 12 ngày. Trong khi đó, việc xin ý kiến của Ủy ban này phải mất ít nhất 7 ngày.
Bỏ ngoài tai những lời thuyết phục của chuyên gia tâm lý, tôi tự liên hệ với một phòng khám phụ khoa được chính phủ cấp phép. Các bác sĩ rất thân thiện, nhưng họ cũng yêu cầu phải có thư đồng ý của Ủy ban trên mới tiến hành phẫu thuật.
Mỗi một ngày trôi qua, lòng tôi nóng như lửa đốt. Cuối cùng, tôi cũng nhận được thư đồng ý của Ủy ban Tư vấn tâm lý của thành phố. Bước ra từ trụ sở cổ kính, chúng tôi nhanh chóng bắt xe đi tới phòng khám phụ khoa.
Sau khi ấn chuông cửa, một nhóm thanh niên tiến gần về phía hai vợ chồng, và đưa cho tôi một tập tài liệu, phía trên có dòng chữ in đậm khiến người đọc không khỏi giật mình: “Xin bạn đừng giết một sinh linh vô tội”!
Lúc ấy, tôi vô cùng hoảng sợ. Sau đó, tôi mới biết những người này đến từ Tổ chức Phản đối phá thai.
Sau khi nhận được thư đồng ý, mọi việc đều diễn ra rất thuận lợi. Thời gian phẫu thuật được ấn định vào sáng ngày mùng 9. Trước đó, tôi còn cần tiến hành kiểm tra tổng quát theo yêu cầu.
Vừa bước ra khỏi phòng khám, một phụ nữ trung niên thuộc Tổ chức Phản đối phá thai tiến tới, nói với tôi với giọng nghiêm khắc nhưng vẫn rất lịch sự.
“Cô thực sự quyết định bỏ đứa bé trong bụng? Dù hoan nghênh hay không hoan nghênh sự xuất hiện của bé, cô cũng không nên giết chết một sinh linh. Ngay cả khi cô là mẹ đứa bé, cô cũng không có quyền làm như vậy”!
Tôi vội vàng giải thích: “Chúng tôi đều đang đi học, không có điều kiện…”. Sau đó, tôi chạy luôn vào xe, chỉ kịp nói lại 2 chữ “tạm biệt”!
Việc lớn sắp thành. Đáng lẽ, tâm trạng của tôi sẽ khá thoải mái, nhưng suốt dọc đường, tôi luôn trong cảm giác không vui. Tôi bị ám ảnh bởi ánh mắt của người phụ nữ trung niên ấy.
Tối hôm đó, chúng tôi tới nhà một người bạn tên là Mathew để ăn tối. Sau khi kể lại sự việc này, họ đều nói rằng tôi không cần để ý, bởi mỗi người đều có quyền quyết định cuộc sống của mình. Khi ấy, tôi cảm thấy như tìm được tri ân vậy.
…………
Trước khi trở về, gia đình Mathew nhờ chúng tôi chăm sóc cô con gái Minnie 4 tuổi trong 1 ngày. Hai vợ chồng tôi vui vẻ đồng ý.
Trông Minnie chỉ một ngày thôi, nhưng nụ cười vô tư, hồn nhiên của cô bé đã đánh thức niềm khao khát làm mẹ trong tôi.
“Nếu mình cũng có một đứa bé như vậy thì thật là tốt!”, tôi thầm ước.
Chiều chủ nhật, phòng khám gọi điện thông báo kết quả sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường, có thể tiến hành phẫu thuật đúng như kế hoạch vào ngày hôm sau.
Sáng hôm đó, trời bỗng nổi bão tuyết. Chồng tôi nắm tay tôi đi đường tắt để đến phòng khám để phá thai.
Tuyết phủ đầy đường, trời bắt đầu lạnh nhưng những người thuộc Tổ chức Phản đối phá thai vẫn đứng đó, kiên trì thuyết phục những cô gái đi tới phòng khám.
Cảnh tượng ấy khiến tôi thất thần. Phải tới khi chồng tôi kéo tay đứng dậy để chuẩn bị tiến vào phòng phẫu thuật, tôi mới tỉnh lại.
“Không”! Tôi nói một đầy dứt khoát và vội vã kéo chồng bỏ chạy, chỉ kịp để lại 2 từ “xin lỗi” cho bác sĩ.
Thế nhưng, họ vẫn mỉm cười.
Hai vợ chồng “lòng đầy tự hào” bước ra khỏi phòng khám. Người phụ nữ trung niên hôm trước vui mừng đi tới, rất tự nhiên, ôm tôi một cách thân thiết.
Từ trong túi áo, chị ra một ngôi sao xinh đẹp bằng lụa, đưa cho tôi.
“Bạn thân mến, đây là món quà nhỏ dành tặng cho em bé của bạn. Bạn có biết không, bạn chính là người mẹ thứ 1247 mà chúng tôi thuyết phục thành công”, chị hạnh phúc chia sẻ.
Tôi nắm chặt bàn tay lạnh như băng của người phụ nữ xa lạ ấy. Nhìn những bông tuyết đọng lại trên mái tóc của chị, mắt tôi ướt từ lúc nào không hay.
Con của chúng tôi sẽ ra đời vào đầu tháng 7 năm tới. Tôi đã bảo lưu 1 năm học để ở nhà dưỡng thai và chăm sóc con. Trong những ngày này, cả hai vợ chồng tôi vừa vui mừng, vừa hồi hộp.
Tôi rất muốn chào đón thiên thần của mình ra đời để kể cho con nghe câu chuyện của những người Đức xa lạ nhưng nhân hậu đã nỗ lực giúp tôi giữ lại sinh mệnh quý giá này.
* Theo NTDTV
Nguồn: Soha