Emmaus (25/4/2016) – CNA/EWTN News: Mục tiêu chấm dứt đại dịch AIDS có thể thực hiện được nếu có sự quan tâm đủ tới những đứa trẻ bị nhiễm HIV.
Đó là vấn đề được nhấn mạnh tại hội nghị do Caritas quốc tế tổ chức gần đây.
Đức ông Robert Vitillo, người đã trải qua 30 năm trong việc chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV chia sẻ với CNA rằng: “Ngày trước, việc mà chúng tôi có thể làm là để họ ra đi bình an là trang trọng nhất vì khi đó chưa có thuốc chữa trị. Bây giờ thì khác. Tuy chưa thể chữa khỏi được nhưng việc sử dụng thuốc cũng giúp duy trì thời gian sống của bệnh nhân”.
“Một số bé đã được điều trị hơn 10 năm. Chúng đã lớn và sẽ có một tương lai…”.
“Chúng tôi cần phải nỗ lực hơn nữa, vì chỉ có 45% người cần được cấp thuốc điều trị. Trong khi đó, con số lớn còn lại thì chờ chết!”, Đức ông Vitillo – người dẫn đoàn Caritas quốc tế Liên hiệp quốc tại Geneva nói.
Ngài là người duy nhất trong các tham dự viên tham dự hội nghị về AIDS tổ chức tại Roma ngày 11-13/4 tại của bệnh viện nhi Bombino Gesu thuộc phủ quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Sự kiện được tiến hành bởi Caritas quốc tế và tổ chức bảo trợ Công Giáo bao gồm hơn 160 cơ quan cứu trợ Công giáo trên toàn thế giới.
3 lý do trẻ nhiễm HIV không được điều trị
“Đầu tiên, thuốc quá đắt.Mặc dù, bây giờ giá đã thấp hơn nhưng hầu hết các nước nghèo không thể tiếp cận được chi phí điều trị tới 100 đô-la/năm.Đó là điều quá sức đối với người nghèo”, Đức ông Vitillo giải thích.
“Chúng ta cần sự giúp đỡ của quốc tế nhiều hơn nữa”.
Ngài cũng chú trọng tới khó khăn trong việc chẩn đoán AIDS ở trẻ nhỏ.
“Chi phí khám cũng đắt đỏ, dường như họ không thể chi trả được.Thêm vào đó, thuốc cho trẻ em không dễ để bào chế vì việc tính toán liều lượng khá phức tạp”.
Thứ đến là điều tiếng về việc nhiễm HIV.
“Có nhiều bà mẹ đã đi kiểm tra cho mình và con cái nhưng lại không dám nhận kết quả. Họ sợ phải đối mặt với chồng hoặc là sợ bị lên lán vì nhiễm phải căn bệnh này”, Đức ông giải thích.
Giáo dục là cách thức duy nhất để vượt qua điều tiếng.Ngài cũng nghĩ rằng Giáo hội Công Giáo chính là một phần đặc biệt quan trọng trong tiến trình ‘vượt qua’ này.
Bob Kickert, một người Mỹ làm việc cho đoàn giáo sĩ Cabrini tại Swaziland cũng đồng ý về tầm quan trọng của giáo dục.
“Tôi sống trong một đất nước có sự ảnh hưởng từ đại dịch HIV khủng khiếp nhất mặc dù đó là nước nhỏ.Thế nhưng thực sự là chúng tôi khó có nguồn dược liệu”, ngài nói với CNA.
Kickert nhận thấy rằng việc thay đổi các chuẩn mực xã hội là điều tiên quyết giúp ngăn chặn HIV.Và thách thức lớn nhất là làm thế nào để chữa và giúp hồi phục sức khở người phụ nữ bị mắc phải HIV.
Bác sĩ Prince Bosco Kanani, phó chỉ tịch liên đoàn Y tế Rwanda thì lại cho rằng tương lai khá lạc quan.
“Tôi chắc rằng chúng ta có thể chấm dứt nạn dịch AIDS”, ông nói. “Điều già xảy ra ở Rwanda là một minh chứng về điều đó. Chúng tôi đã làm giảm thiếu con sỗ người nhiễm HIV xuống 50% trong cuối thập kỷ qua. Và tỉ lệ tử vong cũng đã giảm 70%.Nếu Rwanda có thể làm với nguồn trợ cấp ít ỏi thì mục tiêu trên thực sự khả thi”.
Đức ông Vitillo cũng đề xuất thêm một số mạng lưới cộng tác để chống lại dịch AIDS. Ngài nói: “Chúng ta có những phương tiện, khả năng để chấm dứt nạn dịch AIDS – đại dịch đe dọa tới cộng đồng này”.
theo An Nhiên/nhathothaiha.net