PHÁ THAI BA THÁNG CUỐI – CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Phá thai trong tam cá nguyệt thứ ba được thực hiện ở tuần 25 của kỳ kinh nguyệt gần nhất. (25 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất của người phụ nữ) cho đến khi đủ tháng. Ở tuần thứ 25, em bé gần như đã phát triển đầy đủ và được coi là có thể tự sống sót , nghĩa là em bé có thể sống sót bên ngoài tử cung.

Phá thai trong tam cá nguyệt thứ ba được thực hiện ở tuần 25 của kỳ kinh nguyệt gần nhất. (25 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh gần nhất của người phụ nữ) cho đến khi đủ tháng. Ở tuần thứ 25, em bé gần như đã phát triển đầy đủ và được coi là có thể tự sống sót , nghĩa là em bé có thể sống sót bên ngoài tử cung. Vì lý do này, bác sĩ phá thai trước tiên thường giết đứa trẻ trong tử cung bằng cách tiêm một chất gây ngừng tim và khiến người mẹ chuyển dạ để sinh đứa con chết lưu.

Phá thai muộn được thực hiện như thế nào?

Ngày thứ nhất: Để bảo đảm em bé sẽ chết khi sinh ra và không sống được, người phá thai sử dụng một cây kim lớn để tiêm digoxin hoặc kali clorua qua phần bụng dưới hoặc âm đạo của người phụ nữ, nhắm vào tim, phần thân hoặc đầu của em bé. Khi digoxin phát huy tác dụng, liều lượng gây chết người sẽ khiến tim ngừng đập và sự sống của đứa trẻ sẽ chấm dứt. (Ngay cả khi kim đâm trượt em bé, digoxin vẫn có thể giết chết em bé khi được  phóng thích  trong  túi ối, nhưng thường sẽ mất nhiều thời gian hơn.)

Trong cùng một lần thăm khám, bác sĩ phá thai sẽ đặt vào nhiều que tảo  laminaria, hoặc rong biển đã khử trùng, để mở rộng cổ tử cung của người phụ nữ.

Ngày thứ hai: Bác sĩ phá thai thay các laminaria  và có thể thực hiện siêu âm lần thứ hai để bảo đảm rằng em bé đã chết. Nếu đứa trẻ vẫn còn sống, người phá thai sẽ tiêm một liều lượng gây tử vong của digoxin hoặc kali clorua  lần thứ hai. Trong lần thăm khám này, bác sĩ phá thai có thể sử dụng thuốc gây chuyển dạ.

Người phụ nữ quay về nơi ở của mình trong khi cổ tử cung của cô ấy tiếp tục giãn ra. Người phụ nữ thường sẽ đợi trong khoảng thời gian từ hai đến bốn ngày đến khi cổ tử cung của cô ấy giãn ra đủ để sinh đứa bé đã chết lưu.

Ngày ba hoặc bốn: Người phụ nữ quay lại phòng khám để sinh đứa con đã chết lưu. Nếu cô ấy chuyển dạ trước khi kịp đến phòng khám, cô ấy sẽ sinh con tại nhà hoặc trong phòng khách sạn. Trong thời gian này, người phụ nữ  được khuyên ngồi trên bồn cầu trong  nhà vệ sinh cho đến khi bác sĩ phá thai đến. Nếu cô ấy có thể đến được phòng khám, cô ấy cũng sẽ làm như vậy trong những cơn co thắt nặng nề và trầm trọng nhất của mình và sinh ra đứa bé đã chết.

Nếu đứa trẻ không được đẩy ra ngoài hoàn toàn, quy trình này sẽ trở thành quy trình D&E, hay gọi là Nong gắp thai. Bác sĩ phá thai sử dụng kẹp và kìm sản khoa để cắt rời và lấy thai nhi ra từng mảnh một.

Điều gì sẽ xảy ra nếu người phụ nữ thay đổi ý định sau khi đặt laminaria ?

Nếu một phụ nữ đã được làm giãn cổ tử cung với laminaria  nhưng chưa trải qua phẫu thuật phá thai, cô ấy vẫn có thể thay đổi quyết định. Tùy thuộc vào việc cổ tử cung đã giãn tới mức độ nào,  rủi ro sảy thai tiềm ẩn do sự  giãn cổ tử cung vẫn  có thể xảy ra vì cơ thể cô ấy sẽ  bắt đầu co thắt và chuyển dạ. Một người phụ nữ thay đổi ý định nên liên hệ ngay với chuyên gia y tế để đảm bảo laminaria được loại bỏ đúng cách.

Loại giám sát y tế nào diễn ra trong quá trình phá thai muộn?

Sau khi sử dụng digoxin hoặc kali clorua,  laminaria và thuốc kích thích chuyển dạ, người phụ nữ thường chờ chuyển dạ ở nhà hoặc ở khách sạn. Nếu cô ấy không thể đến phòng khám phá thai kịp thời để sinh, cô ấy có thể được khuyên nên gọi cho phòng khám phá thai và chuyển dạ trong nhà vệ sinh. Trong thời gian này, người phụ nữ không có sự giám sát y tế trực tiếp hoặc ngay lập tức.

Những rủi ro ngắn hạn và lâu dài cùng tác dụng phụ của việc phá thai muộn là gì?

Người phụ nữ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn khi phá thai vào cuối thai kỳ , do kích thước và sự phát triển của đứa trẻ. Phá thai muộn có nguy cơ cao gây băng huyết, rách và thủng tử cung cũng như có nguy cơ gây tử vong ở người mẹ. Những lần mang thai tiếp theo  cũng có nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non cao hơn do chấn thương liên quan đến phá thai và tổn thương cổ tử cung.

Có những nghiên cứu chỉ ra rằng người phụ nữ phá thai khi mang thai ngoài ý muốn có nguy cơ trầm cảm, lo âu và tự tử cao hơn so với người phụ nữ mang thai ngoài ý muốn nhưng vẫn sinh con khi đủ tháng.

Phá thai muộn có hợp pháp ở Hoa Kỳ không?

Trong khi một số bang đã ban hành lệnh cấm phá thai — bao gồm việc hạn chế phá thai sau một thời điểm nhất định trong thai kỳ — các  bang khác cho phép phá thai không có ngoại lệ .

Đứa trẻ phát triển như thế nào vào thời điểm này trong thai kỳ?

Ở tuần thứ 25, thai nhi đã phát triển đầy đủ và được coi là có thể tự sống được — nghĩa là nếu được lưu ý chăm sóc y tế thích hợp, trẻ sẽ có thể sống sót bên ngoài tử cung. Mặc dù nhân viên y tế được yêu cầu phải tận lực cứu sống một đứa trẻ sống sót sau thủ thuật phá thai, các bác sĩ và bệnh viện thường sẽ không thực hiện các biện pháp chuyên sâu để cứu đứa trẻ nếu nó còn sống khi sinh ra sau thủ thuật phá thai.

Tuần 25

Ở tuần thứ 25 kể từ kỳ kinh cuối, tóc của em bé tiếp tục phát triển, màu sắc và đặc điểm  có thể được phân biệt rõ ràng. Ở giai đoạn này, đứa trẻ dài khoảng 13 ½ inch (34.29 cm), tính từ đầu đến gót chân. Nguồn: Baby Center.

Tuần 27

Ở tuần 27 kể từ kỳ kinh cuối, thai nhi nặng gần 2 pound (900 gr). Mô não của trẻ tiếp tục phát triển, trẻ ngủ và thức theo những chu kỳ đều đặn. Người mẹ thậm chí có thể cảm thấy trẻ bị nấc trong giai đoạn này, điều này có thể trở nên thường xuyên hơn khi thai kỳ tiến triển. Nguồn: Baby Center.

Tuần 31

Ở tuần thứ 31 sau kỳ kinh cuối, em bé có thể quay đầu sang một bên và rất hiếu động trong bụng mẹ. Em bé đá và thực hiện các các chuyển động nhào lộn, và phát triển nhiều mỡ hơn dưới da.

Nguồn: Baby Center

Check Also

Người phụ nữ chia sẻ hình ảnh con mình để cho thấy bé thành hình thế nào tại tuần thứ 10.

Một người phụ nữ chia sẻ những bức ảnh quý giá về thai nhi đã …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.