Việt Nam : 42,96 ca phá thai/100 trẻ sinh sống – con số thực tế lớn hơn… rất nhiều!

“Thống kê của bệnh viện Phụ Sản Trung Ương về tỉ lệ nạo, phá thai mới thấy số trẻ “dại dột” gia tăng đáng kể… có nhiều em độ tuổi tử 13-18 khi đến bác sĩ khám thì đã có thai lớn trên 12 tuần tuổi, khiến việc xử lý gặp nguy hiểm cho tính mạng.” (laodongthudo.vn)

Trao đổi về tình trạng nạo phá thai, có con ngoài ý muốn của trẻ vị thành niên, ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông giáo dục, Tổng cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình cho biết, tỷ lệ vị thành niên mang thai ở nước ta những năm gần đây có xu hướng giảm dù vẫn tương đối cao. Cụ thể, năm 2010 chiếm 3,24%, năm 2014 là 2,78% và đến năm 2015 thì giảm xuống còn 2,66%. Xu hưởng giám tương tự cũng thấy ở tỷ lệ phá thai trong độ tuổi vị thành niên : “Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em năm 2010 cả nước có 470.000 ca phá thai, trong đó hơn 9.000 ca là vị thành niên. Con số này năm 2015 là hơn 5.500 ca trong số gần 280.000 ca phá thai. Bên cạnh đó, trong tổng số ca đẻ năm ngoái thì có hơn 42.000 ca là vị thành niên, chiếm hơn 3,5%” Tuy nhiên, theo ông Dương thì đây đều là con số được thống kê từ hệ thống y tế công, chưa kể con số ở các cơ sở y tế tư nhân. Với tâm lý e ngại, nhiều trường hợp lựa chọn đến các cơ sở y tế tư nhân. Vì thế con số thực tế có lẽ sẽ lớn hơn rất nhiều. (Infor.net – N. Huyền)

“Còn Thông tin được ông Trần Văn Trị, Chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP HCM nêu ra tại lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số thế giới được tổ chức vào sáng 7/7/2016, tại TP HCM, tỷ lệ phá thai còn khá cao với 42,96 ca phá thai/100 trẻ sinh sống.” 70% số ca nạo, phá thai chui rơi vào nữ tuổi vị thành niên. Nhiều nữ sinh THCS đã khóc thét khi chứng kiến cảnh hài nhi 19-20 tuần tuổi vẫn còn cựa quậy một lúc rồi mới nằm im sau khi được kích thích đẻ non. (Zing.VN – Khánh Trung)

13615233_588516994641991_186718171512573040_n

Đọc những thống kê đó tôi giật mình. Tôi nhặt các thai nhi và nhận những thai nhi bị phá về cầu nguyện chôn cất, trong số những người phá thai, người Công Giáo cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ. Phá trong mọi lúc của thai, có em vài tuần tuổi cho đến em đã 9 tháng vẫn bị phá. Phá với rất nhiều lý do : bể kế hoạch, nghi bị bệnh, nguy cơ năng down, có thể khuyết tật, lỡ dại…. Phá ở nhiều tụ điểm không an toàn và không có phép. Phá bấp chấp hậu quả. Tuổi phá thai còn rất trẻ : Có bạn còn là học sinh lớp 8 đến gửi thai nhi cho tôi xin chôn giúp, có bạn trên tay vẫn còn đeo chuỗi hạt Mân Côi đi phá thai và hỏi phá như vậy có tội gì không?… Và hậu quả việc phá thai làm xáo trộn tinh thần, đời sống cũng trầm trọng không kém.

Các nhà chuyên môn cho rằng việc giáo dục về giới tính là quan trọng và phải đưa vào nhà trường khi các em mới 13 tuổi. Nhưng nhiều ý kiến lại cho rằng : như thế là việc vẽ đường cho hươu chạy để các em tò mò rồi lại tìm hiểu những thông tin không phù hợp và phá thai là hậu quả. Lúng túng không phải chỉ là chuyện của các em mà là ngay giáo viên cũng vậy. Việc giáo dục là quan trọng nhưng không biết sẽ giáo dục thế nào, dạy đến đâu cho đủ.

Tôi thấy việc giáo dục là quan trọng, nhưng giáo dục của chúng ta bị lệch lạc rất nhiều : trong giáo dục chỉ trú trọng đến kiến thức, đến kỹ thuật. Mặt khác các em lên internet tìm hiểu, kết bạn, đi nhà trọ. Cuộc sống thiên về hưởng thụ, tự do, những tiêu chuẩn ngầm của hưởng thụ về tình dục… Giáo dục chưa nhắm đến tình yêu, trách nhiệm và sự sống là những giá trị cao đẹp của cuộc sống, của con người.

Nhưng cái lệch lạc lớn nhất của chúng ta trong giáo dục, theo tôi, là không có niềm tin, không có tôn giáo. Đây là những di sản có giá trị ngàn đời và không một tổ chức, xã hội nào đứng vững như tôn giáo. Tôn giáo giáo dục con người về trách nhiệm, trách nhiệm đời này và trách nhiệm mãi mãi, trách nhiệm với xã hội và trách nhiệm với lương tâm của mình. Tôn giáo đưa đến những hành vi nhân linh, hành vi chỉ có ở nơi con người mà thôi, nên con người phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình. Tôn giáo còn giáo dục cho con người về sự sống, sự sống tuyệt đối không phải do con người làm ra, thuộc về Trời Cao, nên con người cần được tôn trọng ngay từ lúc thụ thai. Tôn giáo nói với con người về tình yêu, tình yêu cao thượng…Một xã hội không có tôn giáo đó là một xã hội chỉ có hưởng thụ, chỉ có đời này và miễn sao cho cuộc đời hưởng thụ tối đa mà thôi.

Tôi đã nhặt 12,700 thai nhi về trong chỉ khoảng 5 năm nay ở vài tụ điểm phá thai tư nhân, không được báo cáo và những người dân đưa đến gửi tôi chôn cất. Còn trong các bệnh viện, những nơi chính thức tôi nhận rất ít thì con số phá thai không được thống kê cao hơn rất nhiều. Nên tỉ lệ 42,96 Ca Phá Thai/100 Trẻ Sinh Sống như được báo cáo chính thức không chính xác, có thể con số phá thai gấp 3 lần con số được sinh ra. Thật đáng sợ!

13613681_588518014641889_2968974075329964342_o

Phá thai là một tình trạng đau lòng, nặng nề ở Việt Nam. Các nhà chuyên môn cho rằng đó kết quả của giáo dục lúng túng từ thầy cô đến học trò, đó là do xu hướng hưởng thụ của cuộc sống… nói tóm lại đó là do xã hội vẫn còn quá nhiều bất cập. Đến Việt Nam những tụ điểm ăn chơi, hàng quán mọc lên như nấm. Những phòng trọ xuất hiện mọi nơi mọi chỗ. Những nơi điều hoà, phá thai quá nhiều. Tình trạng sống buông thả và phá thai sẽ còn nặng nề lắm.

Tôi cùng các bạn mình đơn giản nhận các em bị phá bỏ về dâng lễ cầu nguyện, hiến tặng mảnh đất nhỏ chôn cất các em. Còn em nào để lại, chúng tôi dành những căn nhà cho các em cưu mang sự sống, sinh con và nuôi con bằng chính khả năng, trách nhiệm, tình yêu và nhân phẩm của các bà mẹ. Chúng tôi không kết tội, cũng không lên án, chỉ biết trước mắt mình quá nhiều thai nhi bị bỏ, quá nhiều hoàn cảnh bị hắt hủi nên làm những việc trong tầm tay của mình mà thôi. Còn những việc lớn, quá lớn tôi chẳng làm gì được. Nhưng chúng tôi xác tín vào tính thiêng liêng của sự sống, vào Thiên Chúa và vào những việc của mình làm là chính đáng.

Linh mục Giuse Nguyễn Văn Tịch

Check Also

Cô gái địu con 10 ngày tuổi khi tham dự lễ tốt nghiệp đại học

Một người phụ nữ ở Michigan không chỉ mặc lễ phục tốt nghiệp để nhận …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.