Châu Âu: Có nơi cho phép, có nơi tuyệt đối cấm

Ở Anh, phá thai được hợp pháp hóa kể từ năm 1967, cho phép phá thai với điều kiện phải thực hiện trong vòng 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. Độ tuổi của thai phụ khi phá thai cũng không bị giới hạn, miễn là được sự tư vấn và đồng ý phá thai của hai bác sĩ.

Ở Bỉ, thậm chí có điều luật hình sự quy định về việc phá thai. Theo đó, luật pháp Bỉ cho pháp phá thai trong trường hợp thai phụ cảm thấy “căng thẳng” với việc mang thai. Bộ luật không định nghĩa cụ thể cho sự căng thẳng ở đây nhưng trên thực tế, “căng thẳng” được xem như tình trạng mà thai phụ cảm thấy chưa sẵn sàng có con. Việc phá thai là hợp pháp tại quốc gia này khi thai từ 12 tuần tuổi trở xuống và phải được bác sĩ chuyên khoa thực hiện.

Trường hợp thai lớn hơn độ tuổi cho phép phá thai theo quy định, các nước châu Âu quy định phải chứng minh được việc phá thai đó là cần thiết để cứu sống hoặc ngăn ngừa chấn thương nghiêm trọng ở người mẹ (cả về vật chất lẫn tinh thần), hoặc thai nhi có nguy cơ tàn tật nghiêm trọng (theo Đạo luật về phá thai ở Anh); hoặc thai nhi gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe không thể chữa trị được ở thời điểm chẩn đoán (luật của Bỉ)…

Ở Ba Lan, thai phụ chỉ được phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc đe dọa sức khỏe của mẹ hoặc em bé. Đây là quốc gia có tỷ lệ phá thai thấp nhất tại châu Âu với chỉ 2 ca phá thai trên 1000 ca sinh vào năm 2012.

Hà Lan là quốc gia châu Âu cho phép phá thai tự do nhất – “theo yêu cầu” của sản phụ. Mặc dù vậy, theo WHO, Nga mới là quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất châu Âu với 551 trường hợp được ghi nhận trên 1000 ca sinh (số liệu năm 2011).

Ngoài ra, cũng có một số quốc gia châu Âu cấm tuyệt đối việc phá thai. Malta là quốc gia duy nhất trong Liên minh châu Âu (EU) cấm phá thai hoàn toàn, áp dụng hình phạt từ 18 tháng đến 3 năm nếu vi phạm. Một số quốc gia ở châu Âu nhưng không thuộc EU cấm phá thai như Andorra, Vatican và San Marino.

Một số quốc gia, vùng lãnh thổ khác:

Nhiều quốc gia cho phép phá thai trong trường hợp cuộc sống của người mẹ gặp nguy hiểm. Các nước và vùng lãnh thổ này gồm Afghanistan, Bangladesh, Guatemala, Iraq, Bờ Biển Ngà, Lebanon, Myanmar, Oman, Pakistan, Paraguay, Somalia, Nam Sudan, Syria, Uganda, Venezuela, Bờ Tây/Gaza và Yemen.

Ở nhiều quốc gia, ngoại lệ này được áp dụng một cách cứng nhắc, chưa hợp lý. Ví dụ, ở Paraguay, nạn nhân của tội phạm hiếp dâm, loạn luân vẫn có khả năng bị từ chối cho phá thai trừ khi người bị hại bị biến chứng đe dọa tới tính mạng.

Brazil hay Hàn Quốc cũng có luật hạn chế phá thai, cho phép trong trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc hỏng thai.

Theo VTV.Vn

Check Also

Tôi được thụ thai sau bi kịch của mẹ nhưng thật mừng vì tôi đã không bị phá thai. Tôi không phải chết vì tội ác của cha mình.

Tôi là Chủ tịch của Save The 1 – một tổ chức bảo vệ sự …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.