Nghẹt thở chứng kiến hành trình vượt cạn đau đớn suốt 12 giờ đồng hồ của mẹ Việt ở Mỹ

     BVSS ( 24/9/2016)- Nghẹt thở chứng kiến hành trình vượt cạn đau đớn suốt 12 giờ đồng hồ của mẹ Việt ở Mỹ

     Chỉ cần nhìn những bức ảnh ghi lại cảm xúc chân thực của người mẹ này trong suốt quá trình vượt cạn cũng đủ để cảm nhận được đau đẻ khủng khiếp đến nhường nào.

     Không may mắn như một số mẹ được trải qua lần đầu sinh nở nhẹ nhàng, chị Na Hye Brass (tên tiếng Việt là Vũ Thị Nhạn, quê ở Thạch Thất, Hà Nội, 23 tuổi) đã phải vật lộn trong đau đớn suốt hơn 12 giờ đồng hồ trước khi được gặp con. Hiện tại, Na Hye sinh sống cùng chồng là anh David Brass và con trai mới được 9 ngày tuổi – bé Kenneth Ryden Brass tại Kearney, Nebraska, Mỹ.
     Quá trình vượt cạn của chị Na Hye Brass kéo dài suốt từ sáng sớm đến chiều tối. Bà mẹ trẻ cho biết, dù em bé đã quá ngày dự sinh đến 5 ngày nhưng đến khi vào viện, nhóc tỳ vẫn không chịu chui ra. Đêm ngày 3/9, chị bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ và đến sáng 4/9, chị được chồng đưa vào viện để sinh con theo dự kiến. Đến nơi, các bác sĩ tiến hành làm các thủ tục trợ sinh như tiêm thuốc giục sinh để tăng cơn gò, chọc nước ối. Na Hye vật vã đối mặt với từng cơn đau đẻ ập đến, khi dồn dập, lúc ngắt quãng. Những cơn đau đẻ đã rút đến cạn kiệt sinh lực của người mẹ trẻ. Sau 12 giờ không thể sinh thường tự nhiên, trong khi mẹ đã quá mệt mỏi, cuối cùng các bác sĩ chuyển Na Hye sang phòng sinh mổ. Bé Kenneth Ryden Brass chào đời vào lúc 5 giờ 59 phút tối ngày 4/9 tại Bệnh viện CHI Health Good Samaritan. 
Sinh con
   Người mẹ trẻ cho biết: “Cảm giác mỗi khi cơn đau ập đến như chết đi sống lại vậy”.
     Nhớ lại thời khắc vượt cạn vô cùng gian nan của mình, Na Hye tâm sự: “Sau 12 tiếng chịu đựng những cơn đau đẻ và phải nhịn đói gần 12 giờ, cố gắng để sinh thường không thành, cuối cùng bác sĩ quyết định cho mổ. Mặc dù đã tiêm thuốc gây tê cột sống nhưng phần bụng bác sĩ giảm thuốc tê để mình cảm nhận được cơn gò, giúp rặn con ra dễ dàng hơn. Cảm giác mỗi khi cơn đau ập đến như chết đi sống lại vậy. Bước vào phòng mổ, chồng thấy vợ khóc tu tu, chồng nắm tay vợ, hai vợ chồng cùng khóc. Vậy là sau bao nhiêu đau đớn và vất vả, máu và nước mắt, cuối cùng cũng được gặp con. Hai mắt díp lại vì buồn ngủ nhưng vẫn cố gắng mở to để nghe con cất tiếng khóc chào đời”.
     Chia sẻ thêm về quá trình sinh con tại bệnh viện ở Mỹ, Na Hye cho biết: “Sinh con ở Mỹ, mọi thứ đều có vẻ đơn giản hơn và nó diễn ra theo dự tính ngày giờ của bác sĩ. Có thể bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ nhưng cứ đến ngày dự sinh là bác sĩ có thể yêu cầu bạn đến bệnh viện để sinh em bé. Các bác sĩ không khuyến khích sinh mổ, chỉ mổ lấy thai trong trường hợp thai to hoặc nguy hiểm. 
Sinh con
Sinh con
      Bệnh viện sẵn lòng giúp đỡ bệnh nhân và gia đình tất cả các vấn đề. Các y tá có thể chăm con thay cho bạn và chồng ngủ để lấy lại sức. Cứ 2, 3 giờ họ lại kiểm tra xem mẹ và con có ổn không. Sau sinh, mình cũng được y tá hướng dẫn tỉ mỉ cách cho con bú, rồi giúp mẹ vệ sinh cá nhân… Nhờ vậy, quá trình sinh tương đối vất vả nhưng mình đã hồi phục rất nhanh”.
       Hành trình sinh con trai đầu lòng của Na Hye đã được ghi lại một cách chân thực và đầy đủ trong bộ ảnh được thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Catrina Gray. Chia sẻ về phóng sự ảnh này, người mẹ trẻ cho biết: “Ngay từ trước lúc sinh, mình đã mong muốn sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong cuộc đời này. Chính vì vậy mình đã nhờ nhiếp ảnh gia Catrina Gray thực hiện bộ ảnh để ghi lại những cảm xúc của 2 vợ chồng khi đón con yêu chào đời. Mình muốn sau này Kenny (tên thường gọi ở nhà của bé Kenneth Ryden Brass) biết được con đã đến với thế giới như thế nào”.
    Cùng ngắm những hình ảnh đầy xúc động ghi lại hành trình vượt cạn gian nan của Na Hye:
Sinh con
Sinh con
Sinh con
   Chồng luôn ở bên động viên cô vượt qua những cơn đau.
Sinh con         Và còn tiếp thêm sinh lực cho vợ.
Sinh con
     Chứng kiến vợ đối mặt với những cơn đau đẻ đến chết đi sống lại, anh David Brass không khỏi xót xa.
Sinh con
   Đau quá lâu đã khiến Na Hye mệt mỏi.
Sinh con tại Mỹ
     Các bác sĩ phải chuyển Na Hye sang phòng mổ.
Sinh con
      Chồng của Na Hye lo lắng, hồi hộp khi phải ngồi ngoài phòng mổ chờ đời.
Sinh con
     Giây phút mong chờ nhất cuối cùng cũng đã đến.
Sinh con
Sinh con
     Kenny chào đời nặng là 3,94 kg và dài 53 cm.
Sinh con
    Giây phút hai cha con lần đầu gặp nhau.
Sinh con
Sinh con
    Hạnh phúc vỡ òa khi ôm con trong vòng tay.
Sinh con
Sinh con
Sinh con
    Sau khi sinh, Kenny được các bác sĩ sẽ lấy máu cuống rốn, tế bào cuống rốn và in dấu chân, tay.
Sinh con
Sinh con
    Ngay khi chào đời, Kenny đã rất bụ bẫm và sở hữu vẻ đẹp lai dễ thương.
Theo Trí thức trẻ.

Check Also

“Cảm ơn ba vì đã cứu con” – Lời cảm ơn từ cô bé được cứu khỏi bị phá thai 17 năm trước tới ba đỡ đầu

17 năm trước, nam diễn viên Công giáo người Mexico, Eduardo Verástegui, đã thuyết phục …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.