Nghị lực sinh con của bà mẹ khuyết tật

Cơ thể chỉ dài 70 cm, trong mình mang nhiều căn bệnh, cột sống bị biến dạng, nguy cơ mất đi chính mạng sống của mình, tất cả những khó khăn này chưa bao giờ là lý do để những người phụ nữ nhỏ bé từ chối thiên chức thiêng liêng – làm mẹ.

Chị Chen Guoqin, 39 tuổi sinh ra với một thân hình nhỏ bé, cho tới khi trưởng thành, chị cũng chỉ đạt chiều cao 70 cm. Với vóc dáng “tí hon” của mình, giấc mơ có một gia đình cùng những đứa trẻ để yêu thương và chăm sóc với chị dường như thật xa vời.

Cho tới năm 2011, một người hàng xóm tốt bụng đã mai mối cho chị với một người đàn ông luống tuổi, tên Deng (58 tuổi). Chị hạnh phúc vì có người yêu thương, bầu bạn. Tháng 5 năm 2012, một dấu hiệu cơ thể đã khiến chị và chồng lo lắng. Hai người cùng nhau tới trạm xá để khám, họ không thể ngờ, mình sẽ được đón nhận một tin tốt lành đến vậy: Chị Chen mang thai đôi. Hai em bé đã được 4 tháng tuổi. Đối với một người lùn bẩm sinh như chị Chen, đây là một món quà vô giá, bởi với buồng trứng khác thường, những người lùn thường không thể mang thai.

Niềm vui khi ấy đã khiến anh Deng phải chia sẻ với tất cả mọi người: “Có vợ là một điều hạnh phúc lớn nhất đối với tôi, nhưng trở thành cha của hai đứa trẻ là điều tôi chưa bao giờ dám mơ ước”.

Nhưng tới tháng thứ 6 của thai kì, chị Chen nhận được một tin buồn, một trong hai em bé của chị đã chết. Có thể các bác sĩ sẽ phải phẫu thuật đưa hai em bé ra ngoài để đảm bảo an toàn cho chị.

dkn_-ba-me-tat-nguyen-sinh-con-1

Nhưng, chị Chen vẫn quyết tâm tiếp tục thai kì. Đứa trẻ càng lớn thì niềm vui và nỗi lo cũng theo đó mà tăng lên. Người mẹ bé nhỏ hẳn đã phải trải qua những giờ phút nặng nề, khó khăn nhất. Nhưng may mắn vẫn hiện hữu, bởi chị vẫn có chồng ở bên, dịu dàng chăm sóc, động viên.

Những bức ảnh còn cho thấy chồng chị, anh Deng có những giây phút không giấu nổi sự lo lắng cho vợ con mình.

Thương con một, có lẽ anh thương vợ mười. Bởi người phụ nữ ấy đã phải cố gắng rất nhiều, thậm chí mạo hiểm cả tính mệnh để sinh con.

Cuối cùng, những cố gắng ấy đã được đền đáp xứng đáng. Ở tuần 33 của thai kì, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho người mẹ tí hon. Anh chị đã được đón vào vòng tay một công chúa nhỏ nặng 1,75 kg, khỏe mạnh và xinh đẹp.

dkn_-ba-me-tat-nguyen-sinh-con-4

Một người mẹ không may mang thân phận “tật nguyền” kháccũng đã có một quyết định thực sự dũng cảm – mang thai và sinh con bất chấp căn bệnh giòn xương và cột sống biến dạng. Người phụ nữ ấy có tên Hu Lu.

Mang sự không hoàn hảo của thân thể từ lúc mới sinh ra, nhưng chị Hu Lu lại giữ được nghị lực sống và sự lạc quan khiến nhiều người cảm phục. Dù thân hình nhỏ bé, yếu ớt, nhưng chị vẫn nhiệt tình tham gia những hoạt động của hội người khuyết tật. Sức sống mạnh mẽ ấy trong chị đã khiến một chàng trai rung động. Đó là anh Kay, một thợ cắt tóc phải gắn cuộc đời mình với đôi nạng gỗ.

Hai anh chị thương nhau và họ có một đám cưới hạnh phúc năm 2014. Tới mùa đông năm sau, chị Hu Lu phát hiện ra mình đang mang thai. Trái ngược với người chồng trong câu chuyện trên, anh Kay, lại mang rất nhiều nỗi niềm. Anh sợ đứa trẻ này sinh ra sẽ mắc bệnh xương thủy tinh giống mẹ. Điều đó khiến anh ngỏ ý với vợ mình không giữ đứa trẻ lại.

Thoạt đầu, chị đồng ý với chồng, nhưng khi cầm trên tay “tấm ảnh siêu âm” đầu tiên của con, lòng chị Hu Lu chùng xuống. Lần đầu tiên chị cảm nhận được rõ ràng có một sự sống nhỏ bé đang nương náu bên trong cơ thể. Bản năng làm mẹ từ nơi sâu thẳm tâm hồn khi ấy giống như những tia nắng mặt trời ấm áp, đem lại cho chị hy vọng và niềm tin.

Chị bắt đầu tìm cơ hội sống cho con. Chị Hu Lu nhờ bác sĩ thực hiện sàng lọc di truyền, và nhận được kết quả, khả năng chị truyền bệnh cho con là rất thấp.

cuoc-vuot-can-bat-chap-tinh-mang-cua-ba-me-tat-nguyen-khien-trieu-nguoi-roi-le-ninja146786889414509-1467963003-width500height333

Vậy là người mẹ ấy càng vững tâm muốn con chào đời. Chị đã thuyết phục chồng để anh đồng hành cùng chị trong giai đoạn gian nan sắp tới.

Quá trình mang thai của chị Hu Lu không chỉ là chuỗi những ngày khó ở và nặng nề. Với chị, đó là một chuỗi những đau đớn nối tiếp nhau.

dkn_-ba-me-tat-nguyen-sinh-con-5

Nhìn tấm thân nhỏ bé của chị đang oằn xuống dưới sức nặng của bào thai, có lẽ ai cũng cảm thấy xót xa, nhưng cũng thầm cảm phục. Tình mẹ giống như tình của Đất, ôm ấp và nuôi dưỡng sự sống của những sinh mệnh khác bằng tất cả những gì quý giá nhất mà mình có.

dkn_-ba-me-tat-nguyen-sinh-con-7

Khi em bé được 30 tuần tuổi, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cho chị Hu Lu. Sau bao nỗ lực, người mẹ ấy đã đưa được con tới với thế giới an toàn. Có lẽ tâm niệm thiện lương của chị Hu Lu khi mạo hiểm cả mạng sống để sinh con đã giúp chị vượt cạn an toàn.

Không chỉ đưa con tới được với cuộc đời, chị Hu Lu sẽ còn được hưởng hạnh phúc làm mẹ, được nhìn ngắm mầm sống nhỏ ấy lớn lên mỗi ngày trong vòng tay.

cuoc-vuot-can-bat-chap-tinh-mang-cua-ba-me-tat-nguyen-khien-trieu-nguoi-roi-le-ninja146786889594945-1467963003-width500height333

Nụ cười hạnh phúc trên môi chị Hu Lu và sự ân cần của người chồng bên hai mẹ con trong tấm hình dưới hẳn sẽ tiếp thêm cho rất nhiều người niềm tin vào điều gọi là “sức mạnh của tình yêu”.

dkn_-ba-me-tat-nguyen-sinh-con-9

Có lẽ không có ngòi bút nào tả được sự quý giá của tình mẹ, món quà lớn nhất mà tạo hóa ban tặng cho con người. Dù mẹ chỉ có thân thể bé nhỏ, thậm chí không được trọn vẹn, nhưng không vì thế mà mẹ từ chối cưu mang con, nuôi dưỡng con trong cơ thể thiếu hoàn hảo của mình, vì một lý do rất giản dị: Chúng ta có duyên với nhau và con đã đến trong cuộc đời của mẹ.

Dù biết, khi chấp nhận đi cùng con trong hành trình 9 tháng 10 ngày, đồng nghĩa với 9 tháng 10 ngày đau, mệt, đầy khó chịu và lo lắng. Nhưng mẹ vẫn đồng ý, với tất cả sự tự nguyện của mình, bởi sinh mệnh của con quý giá vô cùng. Nên, dù có phải đổi cả sự sống này, mẹ cũng mong con sẽ an toàn mà đến với cuộc đời.

Không phải dùng đến những ngôn từ hoa mĩ, hay những lời đao to búa lớn, hai người mẹ tật nguyền đã dùng chính sự nỗ lực và hy sinh không chút do dự của mình để giúp mọi người nhận ra, dù tàn tật, dù dáng hình cơ thể không được toàn vẹn, nhưng các chị vẫn sẵn sàng chịu đựng mọi thứ để được làm tròn thiên chức của người mẹ giống như bất cứ người phụ nữ bình thường nào. Bởi bên trong thân hình dị dạng vẫn luôn là trái tim ấm nóng chan chứa tình thương yêu.

Khi chúng ta có thể vượt lên khỏi những nỗi sợ và lo lắng vô hình, cùng nhau nhìn vào sự quý giá của sinh mệnh, thiện lương đối đãi với sự sống, chúng ta có quyền tin tưởng vào những điều tốt lành sẽ đến. Bởi ông bà ta luôn dạy “Ở hiền thì sẽ gặp lành”, nghĩa là Thần Phật luôn ở bên để bảo hộ cho những người thiện lương.

Theo Đại Kỷ Nguyên.

Check Also

Truyền thông Bảo Vệ Sự Sống lớp GLHN K59

Lúc 20h, ngày 18/5/2024 tại Giáo xứ Thái Hà, nhóm Bảo Vệ Sự Sống (BVSS) …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.