Quay cuồng cảnh học online với gia đình 8 người con

Trong gia đình 8 người con ở Hà Nội: Đứa thì mượn điện thoại, đứa thì đi học nhờ, đứa tranh thủ học ké khi anh chị được ra chơi.

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đầu năm học mới 2021-2022, nhiều tỉnh thành đã áp dụng việc tổ chức dạy và học trực tuyến cho học sinh trong đó có thủ đô Hà Nội. Không có máy tính hay điện thoại thông minh, khiến nhiều học sinh, phụ huynh thậm chí giáo viên lâm vào “thế bí” khi không biết làm cách nào để con em mình có thể đảm bảo kiến thức trong thời gian ở nhà chống dịch.

Gia đình Chị Nguyễn Thị Hồng và Anh Đỗ Công Trường (trú tại Thôn Phú Hạng, Xã Tân Phú, Huyện Quốc Oai, Hà Nội) có 6 người con cùng học online ở nhà. Chị Hồng kể, hai vợ chồng chị sinh được 8 người con (1 người đã mất khi mới sinh được 22 ngày) đứa lớn đang theo học lớp 10 tại một trường cao đẳng dạy nghề ở trung tâm Hà Nội còn bé út năm nay 4 tuổi. “Mùng 2/9 vừa rồi, các trường thông báo về việc chuẩn bị đến ngày 6/9 các con sẽ học online nên gia đình phải sắm điện thoại thông minh hoặc máy tính có kết nối internet để con theo học. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khó khăn cộng thêm thất nghiệp do dịch Covid 19 nên đến ngày đi học các con vẫn chưa đủ máy tính, điện thoại ”- Chị Hồng kể.

Trong 7 người con, chỉ riêng có đứa con út đang học mẫu giáo nên được nghỉ học do dịch bệnh. Còn lại 6 người con, đứa nhỏ nhất học lớp 2, rồi đến lớp 3, lớp 4, lớp 7, lớp 9, lớp 10 vẫn đang phải học online.

Ký ức những lần vượt cạn của người phụ nữ 31 tuổi

Trong ký ức của người phụ nữ 31 tuổi, việc sinh nhiều con cùng một lúc khiến vợ chồng chị cũng phải chịu những lời đàm tiếu không tốt. “Nhiều lúc người ta bảo nhà mày nghèo sao còn đẻ lắm thế, đẻ lắm như vậy lấy tiền đâu mà nuôi chúng nó”, chị Hồng nói.

Nhưng bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, 2 vợ chồng không ngừng cố gắng để có thể lo cho con khôn lớn, trưởng thành. Bởi theo chị, con cái là của trời cho, nhiều người ước mong còn không được nên 2 vợ chồng nếu có đẻ được bao nhiêu sẽ vẫn đẻ tiếp.

Chị Hồng nhớ lại, khi các con còn nhỏ thì rất vất vả. Năm 2017, khi đó mới sinh được 14 ngày chị đã ra quận Nam Từ Liêm để làm sơn, phụ sơn. Khi đó công trình đang thi công nhà 3 tầng, tôi vẫn leo phăm phăm 3 tầng ráo, nhiều người còn không biết mới sinh con xong.

Trong những lần vượt cạn, lần khó khăn nhất chính là lúc sinh bé thứ 6 năm 2014 (đang học lớp 2). Ngày đấy, theo giấy siêu âm chỉ còn 3 ngày nữa sinh thì chị bất ngờ toàn thân da chuyển màu vàng như nghệ, khó thở. Sau đó, chị được gia đình chuyển đến Bệnh viện Việt Đức cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ thông báo chị bị thiếu hồng cầu, máu loãng nếu đẻ thì không giữ được mẹ.

“Lúc này, bác sĩ bảo gia đình làm giấy cam kết bởi đẻ có thể tử vong. May mắn, khi vừa ký giấy xong thì tôi cũng đẻ xong, 2 mẹ con khoẻ mạnh và được chuyển sang Bệnh viện Bạch Mai điều trị…”, chị Hồng thở phào khi nhớ lại giây phút đó.

Khó khăn, vất vả là vậy nhưng chị Hồng vẫn luôn lạc quan, thậm chí bây giờ nếu mang bầu chị vẫn sẵn sàng đẻ tiếp bởi gia đình chị quan niệm “con cái là của trời cho”. “Vợ chồng tôi mong mỏi nhất đó là các con khoẻ mạnh, bình an. Còn lại cuộc sống của các con chúng tôi sẽ cố gắng lo đủ”, chị Hồng nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND xã Tân Phú cho biết, gia đình chị Hồng và anh Trường thuộc diện hộ cận nghèo tại địa phương. Trong năm vừa rồi, gia đình chị này được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với người thất nghiệp vì Covid-19.

“7 người con của gia đình chị Hồng đi học cũng được nhà trường, giáo viên tạo điều kiện giúp đỡ. Mỗi khi có mạnh thường quân về giúp đỡ, gia đình này đều được ưu tiên”, vị Chủ tịch UBND xã Tân Phú thông tin.

Theo Afamily.vn 

Check Also

“Cảm ơn ba vì đã cứu con” – Lời cảm ơn từ cô bé được cứu khỏi bị phá thai 17 năm trước tới ba đỡ đầu

17 năm trước, nam diễn viên Công giáo người Mexico, Eduardo Verástegui, đã thuyết phục …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.