Thông Báo : Thánh Lễ Tất Niên 3 Nhóm Bác Ái Xã Hội-G.x Thái Hà 2018

Kính thưa Quý Cha, quý Thầy, Quý Sơ, và toàn thể ACE trong 3 nhóm Emmaus, BVSS, Lê-giô. 

Vậy là một năm hoạt động của chúng ta đã trôi qua với đầy ơn Chúa và Mẹ Maria. Nhân dịp lễ tất niên, cha đặc trách sẽ quyết định tổ chức Thánh Lễ Tất Niên cho 3 nhóm để tạ ơn những hồng ân mà Chúa đã ban cho tất cả chúng ta. Bên cạnh đó nhóm Emmaus cũng mừng lễ Thánh Bổn Mạng Phêrô Donders.

Thời gian : ngày 14/1/2019

  • 18h15 : Tập hát
  • 18h30 : Thánh Lễ
  • 19h30 : Tiệc Tất Niên 

Địa điểm : tại nhà thờ Thái Hà.

1111

Đối nét về Thánh Bổn Mạng nhóm Emmaus Thái Hà

Chân Phúc Phêrô Donders, Tu Sĩ, Linh Mục Dòng Chúa Cứu Thế, sinh năm 1809 tại Hà Lan, vào Chủng Viện, nhận sứ vụ Linh Mục và được sai đến Surinam làm mục vụ trong các đồn điền của người Hà Lan. Sau khi Tòa Thánh trao Surinam cho DCCT, Cha Donders mong ước ở lại phục vụ nên gia nhập DCCT năm 1866. Ngài phục vụ người phong cùi và người da đổ là nạn nhân xã hội như người HIV/AIDS ngày nay.

Thông thường, chúng ta thường giới hạn các tài liệu tham khảo của chúng ta về Chân Phước Phêrô Donders như là một Tông đồ của những người phong cùi, vốn được chứng minh khi nhận thấy rằng Ngài làm việc trong suốt 28 năm, đôi khi cũng bị gián đoạn, tại Batavia, vốn được thành lập để tiếp nhận những người phong cùi trong khu vực. Chân Phước Phêrô Donders qua đời những người phong cùi vào ngày 14 tháng 1 năm 1887.

Nhưng Phêrô Donders cũng đã tiếp xúc với nhiều nhóm người khác nhau bị bóc lột và bị bắt làm nô lệ, trong số đó có khoảng 40.000 nô lệ tập trung tại 400 cơ sở thuộc địa. Trong nỗ lực truyền giáo, Chân Phước Phêrô Donders thường xuyên phải đối mặt với sự kháng cự từ phía “những kẻ thực dân Kitô giáo”, những người chống lại việc Ngài vào các đồn điền, thậm chí ngay cả việc cử hành các Bí tích.  Trong một vấn đề thực tế, trước khi Ngài qua đời (năm 1887), vào năm 1863 chế độ nô lệ ở Suriname đã bị bãi bỏ.

Phêrô Donders cũng đã tự cống hiến cho việc truyền giáo cho những người dân bản địa bị ảnh hưởng rõ rệt bởi rượu và các căn bệnh khác, chẳng hạn như, bệnh đậu mùa, được truyền vào bởi những người châu Âu. Những dân tộc này đó chính là các bộ lạc Araucas, Warros và Guarní. Cũng như các nhà truyền giáo khác, Phêrô Donders đã gặp phải vô số những khó khăn với bộ lạc Caribs, còn được gọi là “những người da đỏ miền nam”. Điều thú vị đó chính là vị Đại diện Tông Tòa trong chuyến viếng thăm của mình đến Suriname vào thời kỳ của Chân Phước Phêrô Donders đã nhận xét rằng vào thời điểm đó, phần lớn người dân bản địa của Suriname đều đã trở thành người Công giáo do công việc không mệt mỏi và tiên phong của Phêrô Donders, “Tông đồ của các Dân tộc bản địa”.

Điều mà các sự kiện truyền giáo và mục vụ mang tính lịch sử này chỉ ra đó chính là tầm quan trọng của việc giải phóng con người và công lý trong công tác truyền giáo. Phêrô Donders thường là người phát ngôn của cộng đồng Dòng Chúa Cứu Thế ủng hộ tất cả những người bị bóc lột, bị bắt làm nô lệ và bị gạt ra bên lề xã hội. Những người này bao gồm, bên cạnh những người phong cùi bị bỏ rơi và bị gạt ra bên lề xã hội, các sắc tộc da đỏ bản địa và những người nô lệ.

11

Check Also

Thánh lễ kính hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và an táng 17 em Thai Nhi

THÁNH LỄ KÍNH HAI THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ TÔNG ĐỒ VÀ AN TÁNG 17 EM …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.