CHĂM SÓC VÀ ĐIỀU TRỊ HIV/AIDS

EMMAUS (23.04.2013)

Câu 1: Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì?

Chăm sóc và dự phòng lây nhiễm HIV bao gồm những nội dung:

  • Khuyến khích, giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở Tư vấn Xét nghiệm tự nguyện;
  • Khuyến khích nõi rõ tình trạng bệnh lý của mình với người thân;
  • Khuyến khích an toàn trong tiêm trích ma túy. Cung cấp bơm kim tiêm sạch;
  • Khuyến khích an toàn tình dục. Cung cấp và khuyến khích sử dụng bao cao su đúng cách.

Câu 2: chăm sóc người nhiễm HIV về mặt xã hội bao gồm những nội dung gì?

Chăm sóc người nhiễm HIV về mặt xã hội bao gồm những nội dung:

  • Giới thiệu, hướng dẫn và hỗ trợ cho người nhiễm HIV tiếp cận được với những nguồn hỗ trợ xã hội sẵn có tại địa phương như: chương trình xóa đói giảm nghèo hoặc các chương trình, các quỹ hỗ trợ xã hội khác; tiếp cận được với các hoạt dịch vụ, tạo việc làm, có thu nhập; đến với các tổ chức từ thiện, nhân đạo hoặc các hoạt động tín dụng, tiết kiệm…;
  • Giới thiệu tham gia sinh hoạt hội phòng, chống HIV/AIDS, sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ…;
  • Giới thiệu, chuyển gửi tới các cơ sở hỗ trợ pháp lý;
  • Hỗ trợ chăm sóc giai đoạn cuối, mai táng…

Câu 3: Chăm sóc người nhiễm HIV về thể chất bao gồm những nội dung gì?

Chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng gồm các hoạt động chăm sóc về thể chất, chăm sóc tinh thần, chăm sóc về mặt xã hội và chăm sóc dự phòng lây nhiễm HIV.

Chăm sóc về mặt thể chất bao gồm các nội dung sau:

  • Giới thiệu, chuyển gửi đăng ký điều trị HIV/ AIDS  tại các phòng khám ngoại trú, phòng khám HIV;
  • Giới thiệu, chuyển gửi tới những nơi điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội ( như điều trị lao…);
  • Hỗ trợ tuân thủ điều trị với những người đang điều trị ARV;
  • Hỗ trợ xử lý các triệu trứng, chăm sóc tổn thương đơn giản tại nhà.

Câu 4: Chăm sóc người nhiễm HIV về tinh thần bao gồm những nội dung gì?

Chăm sóc về tinh thần đối với người nhiễm HIV bao gồm các nội dung:

  • Động viên, khuyến khích sống tích cực;
  • Giới thiệu, chuyển gửi khi có bất thường về tâm lý;
  • Chăm sóc tinh thần khi bị tổn thương do mất mát người thân;
  • Chăm sóc tinh thần giai đoạn cuối.

Câu 5: Thế nào là chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà, ai sẽ là người chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng?

Chăm sóc tại nhà là việc người thân trong gia đình, bạn bè, những người tình nguyện, cán bộ y tế, cán bộ xã hội… trực tiếp chăm sóc hoặc hỗ trợ chăm sóc cho người nhiễm HIV dưới mái ấm gia đình của họ. Hoặc bản thân người nhiễm HIV tự chăm sóc cho mình khi còn khả năng.

Bất kỳ ai nếu tự nguyện tham gia chăm sóc, đmả bảo nguyên tắc bí mật và được huấn luyện cơ bản về kiến thức, kỹ năng chăm sóc người nhiễm HIV đều có thể trở thành người chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng.

Như vậy:

  • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng là một hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc toàn diện của người nhiễm HIV;
  • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng nhằm xây dựng năng lực tự chăm sóc của người nhiễm HIV và gia đình họ;
  • Chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng là một phần của mạng lưới chăm sóc toàn diện, liên tục đối với người nhiễm HIV.

Câu 6: Tại sao không đưa người nhiễm HIV đến bệnh viện để chăm sóc, điều trị mà phải chăm sóc tại cộng đồng, tại gia đình?

Do HIV không lây nhiễm qua đường hô hấp, tiêu hóa và qua tiếp xúc thông thường nên việc chăm sóc người nhiễm HIV tại nhà có nhiều lợi ích:

  • Trước hết là vì lợi ích của người nhiễm HIV, hỗ trợ tinh thần kịp thời, người nhiễm HIV bớt đi cảm giác bị ruồng bỏ, an tâm, thoải mái hơn khi có người thân bên cạnh, giảm bớt được việc mắc thêm các bệnh khác khi ở bệnh viện, thêm niềm vui cho người nhiễm HIV và gia đình;
  • Chăm sóc người nhiễm HIV mang lại lợi ích cho gia đình, thể hiện chức năng, vai trò của gia đình trong việc chăm sóc người thân của mình, gia đình có thể chăm sóc ngày đêm tại nhà, giảm bớt chi phí nằm viện, tàu xe đi lại, những ngày công người nhà bỏ ra để đi thăm nom người bệnh, người chăm sóc có thể làm thêm các việc khác trong nhà;
  • Đối với nhà nước cũng giảm bớt gành nặng đang quá tải của các bệnh viện do số lượng bệnh nhân hiện đang quá đông/

Câu 7: Là một tình nguyện viên xã hội tôi muốn biết cần chú ý những vấn đề gì khi tiếp cận với người nhiễm HIV để hỗ trợ chăm sóc tại cộng đồng, tại gia đình?

Khi chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình, tại cộng đồng, người chăm sóc cần chú ý những vấn đề sau:

  • Tôn trọng quyền con người, không phán xét, cần vận dụng các biện pháp, kỹ năng làm giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS. Vận dụng những điều liên đã được quy định trong luật Phòng, chống HIV/AIDS về quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, quyền được giữ bí mật về tình trạng bệnh lý…;
  • Cân nhắc đối với những hoạt động có liên quan đến giới, giới tính, tình dục. Đảm bảo bình đẳng giới;
  • Cần thiết có sự phối hợp, kết hợp với các dịch vụ sẵn có tại địa phương; kết nối với khách hàng; kết nối với các dự án khác đang triển khai tại địa phương.

Câu 8: Triệu chứng đầu tiên của người nhiễm HIV?

Đa số người nhiễm HIV ( nhưng không phải là tất cả ) thường có những triệu chứng giống như bị cúm thông thường (sốt, đau nhức cơ thể, cảm giác mệt mỏi), những triệu chứng này có thể kéo dài khoảng vài ngày, sau đó mất đi và người nhiễm HIV trở lại bình thường. Hầu hết người nhiễm HIV không có biểu hiện triệu chứng gì trong nhiều năm. Tuy nhiên, thậm chí khi chưa có triệu chứng gì, người mới nhiễm HIV đã mang một lượng lớn HIV trong máu.

Chuẩn đoán nhiễm HIV không thể dựa vào các triệu chứng. Những triệu chứng của người nhiễm HIV (sốt, đau nhức cơ thể, cảm giác mệt mỏi…) cũng có thể do các loại bệnh khác gây ra. Cách duy nhất để biết có bị nhiễm HIV không là thông qua xét nghiệm máu.

Câu 9: Những biểu hiện bên ngoài của người mắc bệnh AIDS là gì?

AIDS là khi cơ thể ở tình trạng suy giảm khả năng đề kháng đến mức không chống được các mầm bệnh thông thường, nên người bệnh AIDS dễ mắc rất nhiều chứng bệnh như bệnh lao, viêm phổi, bệnh đường ruột, bệnh phụ khoa… Các chứng bệnh mà người bị bệnh AIDS mắc phải được gọi là các bệnh cơ hội (tức là bệnh tật nhân cơ hội sức đề kháng của cơ thể yếu mà tấn công). Người nhiễm HIV khi đã chuyển sang giai đoạn AIDS thường có một số biểu hiện như sút cân, tiêu chảy kéo dài, ho dai dẳng, nuốt khó hoặc gây đau, ban đỏ, mụn rộp toàn thân, ra mồ hôi đêm, nhức đầu, nổi hạch kéo dài hơn 3 tháng…

Chú ý: đó là các triệu chứng thường gặp không phải ai cũng bị tất cả các triệu chứng đó. Mặt khác, các triệu chứng này cũng giống như các triệu chứng của nhiều căn bệnh thong thường khác. Do đó, thấy một người có các triệu chứng này thì không thể nói rằng người đó bị bệnh AIDS. Muốn xác địn là AIDS hay không cần được bác sĩ khám bệnh và xét nghiệm máu.
Anna Nguyễn Quỳnh Nga (sưu tầm & biên soạn)

Check Also

HIV, AIDS, HIV/AIDS, Emmaus Ha Noi, Emmaus Hà Nội, Emau, Emmau

Xét nghiệm là bước đầu tiên kiểm soát HIV/AIDS

Emmaus (13/07/2016) Chỉ còn vài tuần nữa sẽ diễn ra Hội nghị Quốc tế về AIDS …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.