EMMAUS (17/07/2011)
a. Trên Thế giới:
– Tổng số người nhiễm HIV (từ 1981-2008): 65 triệu
– Số người nhiễm HIV hiện còn sống (2008): 33,2 triệu
Như vậy:
– Bình quân mỗi ngày trên TG có khoảng gần 13.000 người bị nhiễm HIV, trong đó chủ yếu là phụ nữ và thanh thiếu niên, cũng như những người còn đang ở độ tuổi lao động (khoảng 11.000), số còn lại rơi vào chủ yếu là trẻ em dưới 15 tuổi.
– Cứ 7 giây trôi qua, TG có thêm 1 người bị nhiễm HIV.
– Cứ 1 giờ trôi qua, TG đón nhận thêm 500 người rơi vào Đại Dịch.
– 1 ngày TG có khoảng 6.000 trẻ mồ côi do cha mẹ chết vì căn bệnh này.
b. Tại Việt Nam:
– Ở Việt Nam, ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện vào tháng 12 năm 1990.
– Năm 1993, dịch HIV bùng nổ trong nhóm nghiện trích ma túy.
– Đến 12/1998, dịch đã lan ra toàn quốc trên tất cả các thành phần, đối tượng trong xã hội.
– Đến 11/2007 trên toàn quốc đã phát hiện:
135.000 người nhiễm HIV.
27.000 bệnh nhân AIDS.
15.000 người đã tử vong do AIDS.
– Đến 31/3/2009, trên toàn quốc đã phát hiện:
144.000 người nhiễm HIV hiện còn sống.
30.996 bệnh nhân AIDS hiện còn sống.
42.477 người đã tử vong do AIDS.
Như vậy:
– Cứ 15 phút trôi qua, VN lại có thêm 1 người nhiễm HIV.
– 1 ngày, nước ta đón nhận thêm 500 người rơi vào Đại Dịch.
– 1 năm, chúng ta có thêm 40.000 người nhiễm phải căn bệnh này.
2. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS:
a. HIV: Là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human-Immuno-Deficiency-Virus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người.
b. SIDA: do 4 chữ đầu của tên bệnh bằng tiếng Pháp (Syndrom d’Immuno Déficience Acquise) có nghĩa là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Tiếng Anh gọi là AIDS (Acquired – Immuno – Deficiency – Syndrome).
c. Sự khác nhau giữa HIV và AIDS:
– HIV là virut, AIDS là một căn bệnh
– HIV là nguyên nhân, AIDS là hậu quả
– Người nhiễm HIV phải nhiều năm sau mới chuyển qua giai đoạn AIDS
d. Miễn dịch là gì?
– Con người luôn luôn sống giữa vô số những mầm bệnh độc hại sẵn sàng gây bệnh cho cơ thể như: vi trùng, virus, vi nấm, ký sinh trùng và cả một số tế bào ung thư sinh sản lẻ tẻ trong cơ thể. Tuy nhiên cơ thể cũng có một hàng rào phòng vệ rất hiệu quả khiến cho phần lớn các mầm bệnh không thể gây bệnh được. Đó chính là hệ miễn dịch.
– Hệ miễn dịch chủ yếu gồm các bạch cầu có trong máu giữ nhiệm vụ tuần tra và khi phát hiện mầm bệnh sẽ chiến đấu tiêu diệt mầm bệnh bảo vệ cơ thể.
e. HIV xâm nhập vào cơ thể gây chết người như thế nào?
Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết.
f. HIV có ở đâu:
– Có nhiều trong: Máu,tinh dịch,dịch âm đạo.
– Có ít trong: Sữa mẹ,nước bọt,dịch màng bụng.
– Không có: Nước mắt,mồ hôi,nước tiểu,phân.
g. Khả năng tồn tại của HIV:
– HIV bị tiêu diệt hoặc bất hoạt (không hoạt động được) khi:
Môi trường ướt : 56C/20’ (nên đun sôi/20’).
Môi trường khô : 68C/2h.
Môi trường pH10.
Nước Clo,cồn 70C…
Các chất tẩy rửa như : xà phòng, nước Javen, VIM…
– HIV không bị tiêu diệt bởi tia X, tia Gama, tia cực tím
– Trong ống kim tiêm, HIV sống được từ 2-7 ngày
– HIV sống suốt đời trong cơ thể người nhiễm, ngay cả khi người đó đã qua đời, HIV vẫn còn tiếp tục sống từ 24-36h (cẩn trọng khi khâm niệm người quá cố)
h. Xử trí khi đạp phải kim tiêm (hoặc vật sắc nhọn) có nghi nhiễm HIV:
– B1: Rút ngay kim tiêm ra
– B2: Để máu chảy tự nhiên, tuyệt đối không nặn máu, không garo vết thương
– B3: Sát trùng bằng các chất tẩy rửa dưới áp lực cao trên 5 phút
– B4: Xác định vật gây nhiễm
– B5: Đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị (trước 24h)
i. Các đường lây nhiễm:
– Đường máu:
+ Truyền máu bị nhiễm
+ Dùng chung bơm kim tiêm và các dụng cụ xuyên chích qua da với người bị nhiễm HIV mà chưa tiệt trùng đúng cách
+ Để máu của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với vùng da, niêm mạc bị tổn thương (vết thương hở, xây xát rớm máu) của mình
– Đường quan hệ tình dục:
Khi có tiếp xúc với dịch sinh dục của người nhiễm HIV, ví dụ như:
+ Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV qua đường âm đạo, đường hậu môn hay đường miệng
+ Để dịch sinh dục của người nhiễm tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình tại thời điểm có vết thương hở viêm nhiễm hoặc xây xước
– Đường lây mẹ sang con:
+ Trong khi mang thai, nếu dây rốn người mẹ bị viêm nhiễm
+ Trong khi sinh nở tự nhiên, do làn da mỏng manh của em bé bị tổn thương
+ Sau khi sinh, do bú sữa mẹ.
– Nguy cơ trẻ nhiễm HIV từ mẹ HIV(+):
Không điều trị: 25-35%
Có phòng lây truyền mẹ-con (điều trị 2 thuốc ARV cho mẹ và con): 2-8%
Ở các nước đã phát triển (3 thuốc ARV, mổ đẻ, không bú sữa mẹ): <2%
j. Phòng chống lây nhiễm:
– Đường máu:
+ Sử dụng bơm kim tiêm riêng một lần rồi bỏ đi
+ Sử dụng riêng các dụng cụ xuyên chích qua da
+ Nếu sử dụng lại dụng cụ trên thì phải tiệt trùng
+ Chỉ truyền máu khi đã được xét nghiệm máu (được cho/ bán) và xác định máu đó không bị nhiễm HIV
– Đường QHTD:
+ Không QHTD bừa bãi
+ Sống chung thủy
+ Chỉ QHTD khi đã chắc rằng cả bạn và “người ấy” đều không nhiễm HIV trước đó
+ Khi mắc các bệnh lây truyền qua đường TD (lậu, giang mai,…) cần đến nagy cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời
– Người phụ nữ có H mong muốn sinh con cần phải:
+ Cần được tư vấn về khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi có thai, sinh con và nuôi con nhỏ
+ Quyết định sinh con sẽ được hai vợ chồng thống nhất dựa trên có đầy đủ thông tin về khả năng lây truyền và phòng tránh
+ Được tham gia các chương trình phòng chống lây truyền mẹ con (xét nghiệm và điều trị dự phòng ARV)
+ Nếu có thai thì cần được tư vấn, thăm khám và sử dụng thuốc kháng vi rút dưới sự hướng dẫn của bác sỹ
+ Cho trẻ bú bình hoặc dùng thức ăn thay thế sữa mẹ trong thời kỳ trẻ bú mẹ
k. HIV không lây qua các con đường:
– Muỗi và các loại côn trùng đốt
– Giao tiếp thông thường
– Ăn uống chung
– Dùng chung WC
– Sơ cứu nhưng không dính dến máu và dịch sinh học khác (hoặc được bảo vệ đúng cách)
– …
l. Chỉ có xét nghiệm máu đúng cách mới có thể biết 1 người đã bị nhiễm HIV hay chưa.
m. Các giai đoạn phát triển của HIV/AIDS:
– Sơ nhiễm (Cửa sổ):
+ Thường kéo dài từ 2 tuần đến 6 tháng, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh, chỉ một số ít có triệu chứng mệt mỏi hoặc sốt nhẹ nhưng sẽ nhanh chóng qua đi
+ Có thể lây nhiễm cho người khác nếu không có hành vi an toàn
+ Xét nghiệm cho kết quả âm tính
– Nhiễm HIV không triệu chứng:
+ Cơ thể khỏe mạnh, Một số trường hợp có thể sốt, tiêu chảy không rõ nguyên nhân… Số lượng tế bào limphô T giảm dần (kéo dài 1 – 10năm)
+ Xét nghiệm cho kết quả dương tính
+ Có thể lây nhiễm cho người khác nếu không có hành vi an toàn
– Nhiễm HIV có triệu chứng (cận AIDS):
+ Các biểu hiện có thể gặp:
Sưng hạch ở cổ, nách, bẹn
Sốt kéo dài
Tiêu chảy kéo dài
Lở loét kéo dài
+ Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính
+ Dễ lây nhiễm HIV cho người khác
– AIDS:
+ Có các biểu hiện sau:
Gầy sút ( giảm trên 10% trọng lượng cơ thể)
Sốt kéo dài trên một tháng
Tiêu chảy trên một tháng
Ho kéo dài trên một tháng
Xuất hiện các bệnh như: viêm phổi, lao, viêm da lở loét toàn thân, suy kiệt, ung thư…..
+ Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều tra
+ Xét nghiệm HIV cho kết quả dương tính
+ Dễ lây nhiễm HIV cho người khác
n. Chăm sóc và điều trị người có H:
Sử dụng tổng hòa 4 phương pháp:
– Thuốc
– Tâm lý
– Hỗ trợ cộng đồng
– Tâm linh
3. Tham vấn HIV/AIDS:
a. Tham vấn là gì?
– Tham vấn HIV/AIDS là cuộc đối thoại và mối quan hệ có tính cách tiếp diễn giữa khách hàng (hay bệnh nhân) và người tham vấn với mục đích.
– Phòng ngừa lan truyền sự nhiễm HIV
– Hỗ trợ về mặt tâm lý xã hội cho những người đã bị nhiễm HIV/AIDS.
b. Tham vấn cho ai?
Tham vấn là địa chỉ cần thiết cho tất cả mọi người có nhu cầu tuy nhiên cần thiết nhất cho.
– Những người lo sợ rằng họ có thể bị nhiễm HIV
– Những người bắt buộc phải xét nghiệm tham vấn trước xét nghiệm hoặc sau xét nghiệm mặc cho kết quả dương tính hay âm tính.
– Đặc biệt hơn cả, tham vấn sẽ luôn luôn cần thiết cho người bị nhiễm HIV/AIDS. Qua tham vấn sẽ có sự thông cảm, hỗ trợ về tinh thần cho người bệnh.
– Gia đình và bạn bè của người bị nhiễm HIV
c. Tham vấn được tổ chức ở đâu?
– Tham vấn có thể thực hiện ở bất kỳ nơi nào để trao đổi về HIV/AIDS bao gồm: dưỡng đường, bệnh viện, trung tâm y tế, trường học… và các cơ sở y tế khác.
– Tham vấn cũng có thể thực hiện tại nơi cư trú của người bệnh, nếu cần thiết.
d. Ai là người tham vấn?
Ngoài các bác sĩ, y tá, các nhà tâm lý học… những người khác có thể khuyến khích đào tạo để tham gia tham vấn như các đoàn thể xã hội, như cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Hội phụ nữ…
e. Tại sao tham vấn lại cần thiết?
Vì nhiễm HIV là nhiễm trùng suốt đời.
Một người có thể tránh khỏi bị lây nhiễm HIV hoặc tránh lây truyển cho người khác bằng cách thay đổi hành vi.
Được thông báo về việc bị nhiễm HIV có thể gây ra cho đối tượng những áp lực tâm lý xã hội và những lo lắng lớn lao, thậm chí thay đổi hành vi hoặc làm tệ hại hơn căn bệnh của họ, nhất là trong hoàn cảnh sợ hãi, thiếu thông cảm, bị đối xử phân biệt.