PHÁ THAI VÀ DIỆT CHỦNG GIỚI

Thuật ngữ “diệt trừ giới tính” không phải là một thuật ngữ mới. Nó lần đầu tiên được sử dụng công khai vào năm 1985 trong nghiên cứu Gendercide: The Impression of Sex Selection bởi Mary Anne Warren.

Cô đặt ra thuật ngữ này để mô tả việc giết hại có hệ thống các thành viên của một giới tính nhất định. Trong lịch sử, giới tính đó là nữ. Nhà kinh tế học Ấn Độ, Amartya Sen, đã xuất bản một bài báo vào năm 1990, chỉ ra rằng số lượng “phụ nữ mất tích” ở châu Á và Bắc Phi là hơn 100 triệu, nhưng chỉ gần đây, chủ đề về vấn đề diệt chủng giới mới được chú ý nhiều. Sự thức tỉnh xã hội này một phần có thể là do ấn phẩm Half the Sky năm 2009 và tạp chí The Economist xuất bản năm 2010. Bài xã luận chính từ số báo “Gendercide” của The Economist mở đầu theo hướng này:

“HÃY TƯỞNG TƯỢNG bạn mới cưới, và đang mong chờ đứa con đầu lòng của mình ở một vùng quê nghèo đang phát triển. Bạn là một phần của tầng lớp trung lưu mới, thu nhập của bạn đang tăng lên, bạn muốn có một gia đình nhỏ. Nhưng truyền thống vẫn tồn tại xung quanh bạn, và điều quan trọng nhất vẫn là ưu tiên con trai hơn con gái. Có lẽ gia đình vẫn cần thêm một thành viên lao động chân tay để kiếm sống. Có lẽ chỉ con trai mới được thừa kế đất đai. Có lẽ con gái sẽ làm dâu ở một gia đình khác và bạn muốn có người chăm sóc cho mình khi về già. Có lẽ con gái sẽ cần của hồi môn.

Bây giờ hãy tưởng tượng rằng bạn đã được siêu âm thai với giá có thể quy đổi ra là 12 đô la. Kết quả siêu âm cho biết thai nhi là một bé gái. Bản thân bạn thích một cậu bé hơn, và những người còn lại trong gia đình của bạn cũng chờ đợi một bé trai. Bạn sẽ không bao giờ muốn giết một đứa con gái nhỏ, như nhiều người đã làm trong làng. Nhưng phá thai thì có vẻ khác.

Đối với hàng triệu cặp vợ chồng, cách giải quyết tình huống trên là: phá bỏ thai nhi nữ, cố gắng để có con trai. Ở Trung Quốc và miền bắc Ấn Độ, cứ 100 bé gái thì có hơn 120 bé trai được sinh ra. Thiên nhiên quy định rằng số lượng nam giới được sinh ra nhiều hơn một chút so với số lượng nữ giới để bù đắp cho các bé trai dễ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh hơn. Nhưng sự chênh lệch lớn như thế này là không hề tự nhiên.

Không quá lời khi gọi đây là tội ác về giới. Hàng triệu phụ nữ mất tích — bị phá thai, bị giết, bị bỏ mặc cho đến chết.(2)”

Vai trò của phá thai đối với sự biến mất trên toàn cầu của phụ nữ đặt ra một vấn đề đáng kể đối với cộng đồng nữ quyền, hoặc ít nhất là cộng đồng nữ quyền ủng hộ việc phá thai. Và đó là một tình huống khó xử được chia sẻ bởi các tác giả của Half the Sky, những người đề cập ngắn gọn đến việc phá thai, nhưng cũng ủng hộ quyền nạo phá thai nhi. Nicholas Kristof và Sheryl Wudunn, hai vợ chồng tác giả và nhà báo đoạt giải Pulitzer, từng nói rằng họ sẵn sàng vi phạm nguyên tắc về mặt chính trị khi lên tiếng trước việc phụ nữ bị đối xử tàn bạo ở các quốc gia Hồi giáo, nhưng họ liên tục từ chối lên tiếng trước phá thai. Điều đó không có nghĩa là cuốn sách không có giá trị. Nó có rất nhiều thứ bổ ích, nhưng dường như nó không đi tới cùng để xem xét kỹ việc phá thai, trừ khi để bảo vệ sự cần thiết của việc phá thai.

Trong phần giới thiệu cuốn sách, chúng ta đọc rằng, “từ những năm 1990, sự phổ biến của máy siêu âm đã cho phép phụ nữ mang thai tìm ra giới tính của thai nhi – và sau đó phá thai nếu họ là nữ.”(4) Nhưng ngay trong đoạn tiếp theo, Kristof và Wudunn chỉ trích những nỗ lực ở Trung Quốc và Ấn Độ trong việc ngăn chặn phá thai do lựa chọn giới tính. Đây là cơ sở lý luận của họ: “Nghiên cứu cho thấy rằng khi các bậc cha mẹ bị cấm phá thai nữ có chọn lọc, thì ngày càng có nhiều con gái của họ chết khi còn là trẻ sơ sinh.”(5) Sau đó, họ tham khảo công trình của Nancy Qian, một nhà kinh tế học tại Đại học Brown, và tuyên bố rằng “trung bình có thể tránh được cái chết của 15 bé gái sơ sinh bằng cách cho phép một trăm thai nhi nữ được phá thai có chọn lọc.”(6) Đây là một kết luận khó hiểu, không thể giải thích được bằng yếu tố gì ngoài lòng trung thành từ trước với sự thánh thiện của việc phá thai. Tại sao những người đấu tranh cho quyền phụ nữ lại đề xuất rằng giết 100 thai nhi nữ là một phương pháp hợp lý để cứu 15 trẻ sơ sinh nữ? Nếu mục tiêu là khôi phục dân số cân bằng, thì sự cố chấp như vậy hoàn toàn không có ý nghĩa gì. Và ngay cả khi niềm tin của Qian là đúng, việc hình sự hóa lựa chọn giới tính thai nhi vẫn sẽ cứu 85 thai nhi khỏi số phận bị giết!

Lập luận khó hiểu của tác giả cũng giống như khi nhiều người cho rằng phá thai là cần thiết để duy trì bình đẳng giới, nhưng giờ đây họ phải đối mặt với thực tế rằng phá thai đã trở thành một lí do dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của dân số nữ. Có rất nhiều người không có vấn đề gì với việc loại bỏ một bào thai người, nhưng lại ít thoải mái hơn trước thực tế rằng hầu hết các bào thai bị loại bỏ là con gái. Mặc dù vậy, vấn đề phá thai, hay sự chênh lệch về giới ngày càng trầm trọng này, đều là mối đe dọa khủng khiếp cho tương lai. Ngay cả khi bạn tin rằng phá thai là hợp lý về mặt đạo đức, thì cuộc khủng hoảng xã hội đang chờ xử lý mà nó gây ra cũng không thể tránh được.

Niall Ferguson, trong một bài báo năm 2011 cho Newsweek , báo cáo như sau:

“Ở Trung Quốc ngày nay, theo nhà nhân khẩu học Nicholas Eberstadt của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, cứ 100 trẻ nữ thì có khoảng 123 trẻ em nam trên 4 tuổi, cao hơn nhiều so với 50 năm trước, khi con số này là 106. Ở Giang Tây, Quảng Đông, Các tỉnh Hải Nam và An Huy, số trẻ em trai nhiều hơn số trẻ em gái từ 30% trở lên. Điều này có nghĩa là vào thời điểm trẻ sơ sinh Trung Quốc ngày nay đến tuổi trưởng thành, sẽ có tình trạng thiếu vợ. Theo Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cứ 5 nam thanh niên sẽ có một người không có vợ. Trong độ tuổi từ 20 đến 39, nam giới sẽ nhiều hơn nữ giới 22 triệu người. Hãy tưởng tượng 10 thành phố có kích thước bằng Houston chỉ có đàn ông.(7)”

Hậu quả của một xã hội mà nam giới chiếm đa số là gì? Ferguson cho thấy rằng “lịch sử có một câu trả lời đáng sợ”. Ông cho rằng tại Châu Á, “một thế hệ nam giới độc thân có thể tạo nên một cuộc bất ổn dân sự” và tạo ra “các nhóm tội phạm kiểu Brazil hoặc một cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập”.(8 ) Tờ The Economist diễn đạt lại điều đó như sau: “trong vòng mười năm, Trung Quốc sẽ đối mặt với viễn cảnh có số nam giới độc thân bằng với tổng số người đàn ông ở Mỹ, hoặc gấp đôi số người đàn ông tại ba đất nước lớn nhất Châu Âu – những con người không có khả năng cưới vợ, không có gia đình riêng, và không phải chịu trách nhiệm cho hôn nhân và con cái.”(9) Ferguson kết thúc bài nghiên cứu bằng một lời cảnh báo: “hãy bảo vệ con gái bạn.” Một người từng đọc qua cuốn Half The Sky (một cuốn sách về những vi phạm nhân quyền chống lại phụ nữ tại Châu Phi và Châu Á) là đã có thể hiểu việc thiếu hụt phụ nữ trong xã hội không hề khiến đàn ông đối xử tốt hơn với họ. Cuốn sách mở đầu bằng những cảnh bắt cóc, hãm hi*p, và tù giam, nhưng phần sau của cuốn sách còn tệ hơn thế. Trong lời nhận xét cuốn Half The Sky trên tờ The New York Times, Irshad Manji đã viết “việc đọc những điều kinh khủng (trong cuốn sách) có thể khiến người đọc có cảm giác mình cũng bị tấn công.” (10)

Mặc dù Half the Sky chuyển hướng người đọc khỏi vấn đề phá thai, tài liệu về ba vụ lạm dụng chính (buôn bán tình dục/cưỡng bức mại dâm, bạo lực giới, và tỷ lệ tử vong ở bà mẹ) gần như không thể giải thích số lượng phụ nữ mất tích tuyệt đối trên thế giới. Nếu không suy xét đến trường hợp phá thai giới tính nữ, các con số sẽ không có nghĩa. Nhà kinh tế học người Mỹ, Emily Oster, đã cố gắng giải thích sự thiếu hụt phụ nữ này bằng cách cho rằng phần lớn sự chênh lệch dân số của chúng ta có thể có nguồn gốc ít đáng lo hơn so với đề xuất của Amartya Sen. Luận án tiến sĩ tại Harvard của cô cho rằng bào thai nữ trong bụng mẹ dễ bị viêm gan B hơn nhiều hơn các bào thai nam, và cho rằng các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh Viêm gan B thì sẽ thiếu hụt 50 triệu người phụ nữ vì lí do này.(11) Sau khi nghiên cứu sâu hơn, cô đã xuất bản một bài báo tiếp theo để bác bỏ những kết luận cũ này.(12)

Half The Sky cho chúng ta biết rằng 39.000 trẻ em gái tử vong mỗi năm ở Trung Quốc vì cha mẹ không chăm sóc y tế cho trẻ như trẻ em trai. Ở Ấn Độ, hơn 4.000 vụ “đốt xác cô dâu” (một tập tục nghe có vẻ ghê rợn) diễn ra mỗi năm. Ở Pakistan, 5000 phụ nữ và trẻ em gái đã bị đốt trong chín năm qua. 1/5 số trẻ em gái mất tích ở Ấn Độ có liên quan đến việc thiếu tiêm chủng. Trung bình, mỗi năm ở châu Phi có thêm 30.000-130.000 ca bệnh rò động tĩnh mạch. Những phụ nữ không có khả năng điều trị thường bị trục xuất khỏi làng, bị bỏ mặc và cuối cùng chết đói hoặc chết vì nhiễm trùng. Mặc dù nô lệ tình dục không tử vong ngay lập tức, nhưng AIDS vẫn là một mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của họ. Ngay cả quốc gia có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất thế giới là Sierra Leone cũng có tỷ lệ tử vong khoảng 2%. Tỷ lệ tử vong của trẻ em gái bị nạo phá thai là gần 100%.

Ayaan Hirsi Ali đã thành thật hơn nhiều về tác hại của việc phá thai trong vấn đề này trong bài viết của bà cho tờ The New York Times. Bà lưu ý rằng “một ước tính của Liên hợp quốc cho biết từ 113 triệu đến 200 triệu phụ nữ trên khắp thế giới bị ‘mất tích’ về mặt nhân khẩu học.” Các yếu tố nhân quả đầu tiên mà bà liệt kê là “phá thai có chọn lọc và nhiễm trùng”.(13) Câu chuyện trang bìa từ tờ The Economist, “Diệt trừ giới tính”, nói rằng chính sách một con của Trung Quốc chỉ là một phần của vấn đề toàn cầu và không thể giải thích xu hướng tương tự ở các nước khác. Theo bài báo, vấn đề thực sự là “sự va chạm định mệnh giữa việc các gia đình ưa thích có con trai, sự lan truyền nhanh chóng công nghệ xác định giới tính trước khi sinh, và mức sinh giảm”. Bài báo tiếp tục bác bỏ quan điểm cho rằng các ca sinh con gái chỉ đơn giản là báo cáo thiếu, và tuyên bố rằng “tình trạng thừa con trai bắt nguồn từ việc phá thai chọn lọc giới tính, chứ không phải là việc bé gái ít được đăng ký khai sinh”.(14) Ở Ấn Độ, bài báo cho chúng ta biết, “Hàng triệu những bậc cha mẹ muốn có con trai, nhưng lại không chịu giết con gái sau khi chào đời, đã chọn phá thai.”(15) Sự kết hợp giữa siêu âm và nạo phá thai đã thay đổi mọi thứ.

Bài viết “Diệt trừ giới tính” của The Economist cũng có một đoạn ngắn về một tác giả Trung Quốc, Xinran. Xinran đã đi khắp đất nước để thu thập những câu chuyện về số phận đáng sợ của các em bé gái Trung Quốc. Cô viết về việc các cảnh sát ngăn cản việc giải cứu một bé gái sơ sinh bị bỏ rơi trong một “cái thùng giấy”, và các nữ hộ sinh mô tả “nghệ thuật” siết cổ các bé gái bằng dây rốn và gọi các em là “thai chết lưu”. Khi Xinran cầu xin một người phụ nữ lớn tuổi cứu một bé gái sơ sinh, người phụ nữ trả lời, “Đó không phải là một đứa trẻ, đó là một thai nhi nữ, và chúng tôi không thể giữ nó … Thai nhi nữ không được tính.”(16) Chúng ta rùng mình trước sự cố chấp và nhẫn tâm như vậy, nhưng những lý lẽ tương tự được sử dụng để biện minh cho việc phá thai ở phương Tây. Thay thế “thai nhi nữ” thành “bào thai” và lập luận trở thành tiêu chuẩn: “quyền được lựa chọn”.

Tại một điểm trong Half the Sky, Kristof và Wudunn chí trích phương Tây vì đã không hành động đủ để bảo vệ phụ nữ trên toàn cầu. Họ thừa nhận rằng phương Tây không phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho nạn nô lệ tình dục, nhưng khẳng định rằng chỉ có áp lực của phương Tây mới có thể đưa vấn đề này kết thúc.(17) Mặc dù các quốc gia nước ngoài thường thù địch với sự can thiệp như vậy (họ gọi nó là “sự giao thoa văn hóa”), các tác giả tin rằng các quốc gia phương Tây không có nghĩa vụ can thiệp. Công bằng mà nói, các tác giả cũng chỉ tay vào chính họ, nhấn mạnh rằng, “các nhà báo của chúng tôi có xu hướng đưa tin về các sự kiện xảy ra vào một ngày cụ thể, nhưng lại không đưa tin về các sự kiện như những hành vi tàn ác gây hại phụ nữ và trẻ em gái ”(18) — trong đó nổi trội là phá thai.

Trong một cuộc trao đổi kể từ chương hai, Kristof trích dẫn một sĩ quan Ấn Độ đã nói chuyện với anh ta tại cửa khẩu biên giới Nepal. Khi anh hỏi tại sao các lính canh Ấn Độ luôn trong tình trạng cảnh giác về hoạt động khủng bố và hàng lậu nhưng “không lo lắng” về việc các cô gái bị buôn bán, người bảo vệ trả lời: “Thật không may. Những cô gái này đã hy sinh để chúng ta có được sự hòa bình trong xã hội. Vì vậy, rằng những cô gái ngoan có thể được an toàn” (anh ta đã tuyên bố rằng mại dâm là không thể tránh khỏi và cần thiết để xoa dịu những người đàn ông Ấn Độ 18-30 tuổi còn quá trẻ để kết hôn). Khi tác giả chỉ ra rằng những cô gái ngoan cũng có thể bị buôn bán, người bảo vệ nhanh chóng thanh minh, “Ồ, có, nhưng đó là những cô gái nông dân. Họ thậm chí không biết đọc.”(19)

Phá thai cũng vậy, hy sinh những nạn nhân vô tội và không nơi nương tựa vì sự “hòa bình trong xã hội”. Và cũng giống như những người biện hộ cho tệ nạn nô lệ tình dục bằng cách chỉ ra rằng nạn nhân là những người nông dân thậm chí không biết đọc, nhiều người biện minh cho việc phá thai bằng cách chỉ ra rằng nạn nhân là những bào thai thậm chí không thể suy nghĩ. Theo cách nói của chính các tác giả, “các nạn nhân bị coi là những con người có vị trí thấp kém.”(20)

Mặc dù Kristof và Wudunn ban đầu chấp nhận ý tưởng rằng hình sự hóa mại dâm là cách làm không thực tế để chống lại nạn nô lệ tình dục (tương tự như việc cấm đồ uống có cồn), giờ đây họ bác bỏ mô hình “hợp pháp hóa và điều chỉnh nó” — họ nói việc chỉ đơn giản là “giảm tác hại” sẽ không hiệu quả. Họ chỉ ra rằng, Sonagachi và Mumbai đã cho thấy mô hình “trấn áp” thành công hơn nhiều trong việc giảm mại dâm cưỡng bức. (21) Họ cũng chỉ ra Thụy Điển, quốc gia đã cấm “hành vi mua bán dịch vụ tình dục” vào năm 1999 và đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng của nạn buôn bán tình dục.(22) Vì Thụy Điển có quan điểm rằng gái mại dâm là “nạn nhân hơn là tội phạm”, ở Thụy Điển, bán dâm không có tội, mà chỉ những người mua dâm mới có tội – nghĩa là những người gạ gẫm gái mại dâm có thể bị bắt. Bản thân gái mại dâm thì không.

Một năm sau, Hà Lan thực hiện cách tiếp cận ngược lại, hợp pháp hóa mại dâm trong nỗ lực hạn chế mại dâm cưỡng bức. Thay vì đạt được kết quả mong muốn, cả mại dâm tự nguyện và cưỡng bức đã gia tăng. Không khó để nhận thấy mối liên hệ với việc phá thai. Những người ủng hộ việc phá thai thường tranh luận rằng giữ cho việc phá thai hợp pháp và có quy định là cách tốt nhất để giảm tần suất của nó. Diễn biến đó không hề có tiền lệ nào trong lịch sử; đến việc hợp pháp hóa mại dâm cũng không thể ngăn chặn một cách hiệu quả tệ nạn mua bán nô lệ tình dục. Và cũng như Thụy Điển, có sự khác biệt giữa những người bán dâm và những người mua dâm, vì vậy, bất kỳ luật nào trong tương lai chống phá thai cũng sẽ phân biệt giữa phụ nữ tìm cách phá thai và bác sĩ thực hiện phá thai. Phụ nữ mang thai gần như chắc chắn sẽ không bị truy tố.

Kristof và Wudunn cho rằng việc xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ tình dục có thể xảy ra, khác với những người phản đối phá thai cho rằng không thể xóa bỏ hoàn toàn việc phá thai. Nhưng hãy lắng nghe kết luận của họ: “Một mức độ nào đó mại dâm có thể sẽ luôn ở bên chúng ta, nhưng chúng ta không cần phải chấp nhận tình trạng nô lệ tình dục phổ biến… Ngay cả khi một vấn đề xã hội quá rộng lớn đến mức không thể giải quyết được toàn bộ, nó vẫn đáng được giảm nhẹ.”(23) Sau đó, họ chỉ ra rằng thay đổi luật sẽ không bao giờ là đủ, và thậm chí có thể không thực hiện được, cho đến khi bản thân nền văn hóa bị thay đổi: “Trọng tâm của chúng ta là thay đổi thực tế, chứ không phải thay đổi luật.” (24) Làm thế nào để họ đề nghị thay đổi văn hóa? Thông qua giáo dục, đó chính là cách chúng tôi đang cố gắng thay đổi nhận thức văn hóa về việc phá thai. Nhưng “giáo dục” không phải là một liều thuốc thần kỳ. Chính nội dung của nền giáo dục đó cuối cùng sẽ quyết định một xã hội sẽ đi theo con đường nào.

Gần cuối bài báo của The Economist về những câu chuyện của Xinran, có đoạn rằng:

Một số người sẽ cho rằng những câu chuyện của Xinran không đại diện cho mọi câu chuyện về phá thai: Xinran cho rằng chính “mong muốn có con trai” trong của các gia đình theo Nho giáo khiến họ giết hoặc từ bỏ những người con gái của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, những tỉnh dẫn đầu về kinh tế lẫn chất lượng giáo dục lại gặp sự thiếu hụt phụ nữ nghiêm trọng nhất: siêu âm trước khi sinh và lựa chọn giới tính thai nhi còn còn gây nguy hiểm cho số phận các bé gái hơn là mệnh lệnh tàn nhẫn của những thế hệ đi trước.(25)

Câu chuyện “Diệt trừ giới tính” tại trang bìa tạp chí The Economist cho biết thêm:

Sự lan rộng của công nghệ siêu âm thai nhi không chỉ làm lệch tỉ lệ giới tính, mà còn giúp giải thích một điều nghe có vẻ mâu thuẫn: sự chênh lệch giới tính có xu hướng gia tăng theo thu nhập và trình độ học vấn bình quân trong xã hội – một điều sẽ khiến bạn ngạc nhiên nếu bạn tin rằng “suy nghĩ lạc hậu” là lí do duy nhất khiến người ta bỏ thai nhi nữ. Ở Ấn Độ, những bang thịnh vượng nhất – Maharashtra, Punjab, Gujarat – có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh nghiêm trọng nhất. Tại Trung Quốc, một tỉnh có tỉ lệ có học càng cao, tỉ lệ giới tính càng bị mất cân bằng. Điều tương tự cũng xảy ra với một tỉnh có thu nhập bình quân đầu người cao hơn.(26)

Tình trạng các thai nhi giới tính nữ bị giết một cách hệ thống trên khắp thế giới, và tình trạng phá thai không phân biệt giới tại phương Tây, là những vấn đề sẽ không biến mất chỉ bằng cách cải thiện nền kinh tế và tỷ lệ biết chữ. Kristof và Wudunn khẳng định rất quyết liệt rằng giáo dục sẽ cải thiện tình hình, nhưng cuối cùng họ cũng phải thừa nhận rằng: “xu hướng nạo phá thai giới tính nữ dường như không hề chịu ảnh hưởng bởi tầng lớp trung lưu, sự phát triển kinh tế, hay sự cải thiện của giáo dục.” (27)

Chừng nào các nhóm dân trên thế giới còn tin rằng những người thuộc một giới tính, màu da, mức tuổi nhất định có vị trí xã hội thấp kém hơn, chừng đó bất công còn tồn tại. Cuộc chiến chống lại những bất công đó đòi hỏi một loại hình giáo dục cụ thể và một pháp chế cụ thể – một chế độ sẵn sàng cấm những lựa chọn phổ biến nhưng mang lại nhiều tai hại. Kristof và Wudunn đã nói về điều đó khi bàn về tỉ lệ tử vong ở những người mẹ, “Lý lẽ tốt nhất để ngăn chặn sự tử vong… không phải là về kinh tế mà là đạo đức.” (28)

Gần như không thể giải quyết vấn đề lựa chọn giới tính thai nhi mà không giải quyết vấn đề phá thai trước. Ngay cả Kristof và Wudunn cũng đưa ra lời kêu gọi rằng “các nhóm ủng hộ quyền nạo phá thai và các nhóm bảo vệ sự sống” nên làm việc cùng nhau “để giảm số lượng ca nạo phá thai.”(29) Mặc dù ý của họ về cái gọi là “làm việc cùng nhau” có vẻ nghiêng về phía là nhóm bảo vệ sự sống nên chấp nhận luật phá thai. Lí do họ đưa ra lời kêu gọi đó là chúng ta đều nên theo đuổi việc giảm thiểu các ca phá thai. Nếu như phá thai không có gì là sai, vì sao chúng ta lại phải giảm nó? Nếu phá thai không có gì sai, thì sao chúng ta phải quan tâm chuyện có bao nhiêu thai nhi giới tính nữ bị bỏ tại Trung Quốc hay Ấn Độ hàng năm? Ngay cả khi bạn tiếp tục cho rằng phá thai có tác động tích cực đến cuộc sống của phụ nữ mang thai, không thể phủ nhận những thiệt hại mà phụ nữ trên toàn thế giới đang phải gánh chịu vì sự phá thai có chọn lọc giới tính. Đó là một cuộc khủng hoảng toàn cầu cần phải được giải quyết — cho dù bạn có tin phá thai là việc vô đạo đức hay không.

Nguồn:

  1. Amartya Sen. “More Than 100 Million Women Are Missing. The New York Review of Books 37:20, Dec 20, 1990:

http://ucatlas.ucsc.edu/gender/Senio0M.html

  1. The Economist. “Gendercide.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15606229
  2. Nicholas Kristof and Sheryl Wudunn. Half the Sky. (New York: Alfred A. Knopf, 2009), Kindle for Mac, Loc 2836.
  3. Ibid, Loc 151.
  4. Ibid, Loc 155.
  5. Ibid, Loc 157.
  6. Niall Ferguson. “Men Without Women: The ominous rise of Asia’s bachelor generation.” Newsweek, Mar 6, 2011: http://www.newsweek.com/2011/03/06/men-without-women.html
  7. Ibid.
  8. The Economist. “The Worldwide War on Baby Girls.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15636231
  9. Irshad Manji. “Changing Lives.” The New York Times, Sep 17, 2009: http://www.nytimes.com/2009/09/20/books/review/Manji-t.html? scp=3&sq-gendercide&st-cse
  10. Stephen J. Dubner and Steven D. Levitt. “The Search for 100 Million Missing Women.” Slate, May 24, 2005: http://www.slate.com/id/2119402/
  11. Emily Oster: Assumption-busting economist. “Speakers Bio.” TED, accessed May 19, 2011
  12. Ayaan Hirsi Ali. “Women go ‘missing’ by the millions.” The New York Times, Mar 24, 2006: http://www.nytimes.com/2006/03/24/opinion/24iht edali.html?scp=9&sq-gendercide&st-cse
  13. The Economist. “The Worldwide War on Baby Girls.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15636231
  14. Ibid.
  15. The Economist. “Sobs on the Night Breeze.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15603722
  16. Nicholas Kristof and Sheryl Wudunn. Half the Sky. (New York: Alfred A. Knopf, 2009), Kindle for Mac, Loc 650.
  17. Ibid, Loc 123.
  18. Ibid, Loc 633.
  19. Ibid, Loc 641.
  20. Ibid, Loc 671.
  21. Ibid, Loc 774. 23. Ibid, Loc 820, 1014.
  22. Ibid, Loc 792.
  23. The Economist. “Sobs on the Night Breeze.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15603722
  24. The Economist. “The Worldwide War on Baby Girls.” Mar 4, 2010: http://www.economist.com/node/15636231
  25. Nicholas Kristof and Sheryl Wudunn. Half the Sky. (New York: Alfred A. Knopf, 2009), Kindle for Mac, Loc 3828.
  26. Ibid, Loc 2363.
  27. Ibid, Loc 2557.

Người dịch: Heartbeats Project 

Bài viết được dịch từ:

https://abort73.com/abortion/abortion_and_gendercide/

Check Also

Anh đã sống sót sau khi bị phá bỏ trong bụng mẹ, và giờ anh trân trọng sự sống

Anh đã sống sót sau khi bị phá bỏ trong bụng mẹ, và giờ anh …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.