Gặp gỡ người mẹ phản đối luật phá thai hội chứng Down của Vương quốc Anh

Vào ngày 6 tháng 7, Máire Lea-Wilson dự định tiến vào Tòa án Công lý Hoàng gia ở London để tham gia vào một vụ án có thể làm nên lịch sử.

Kế toán 33 tuổi là một trong hai người đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao để xét xử một vụ án mang tính bước ngoặt thách thức luật phát Vương quốc Anh cho phép phá thai trước khi sinh vì hội chứng Down. Đơn đã được cấp vào tháng 10 năm ngoái và ngày điều trần được ấn định vào đầu tháng tới đây.

Sự liên quan của cô bắt đầu từ tháng 2 năm 2020, khi cô xem một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Heidi Crowter – một người phụ nữ mắc hội chứng Down.

Crowter đang nói về lý do tại sao cô ấy phản đối luật hiện hành của Vương quốc Anh, cho phép phá thai trong 24 tuần đối với tất cả trẻ em chưa sinh nhưng không giới hạn thời gian phá thai nếu có “nguy cơ khuyết tật cao“.

Điều đó khiến tôi cảm thấy không được yêu thương và không được mong muốn“, Crowter nói với người phỏng vấn.

Những lời nói của Crowter đã đánh động lớn đến Lea-Wilson, người đã sinh con thứ hai của cô, Aidan vào tháng 06/2019.

Cô đã nói với CNA trong một cuộc phỏng vấn qua email: “Tôi đã phát hiện ra rằng Aidan có khả năng sinh ra với hội chứng Down khi tôi mang thai được 34 tuần, và sau đó được hỏi liên tục rằng tôi có muốn bỏ thai hay không“.

Đột nhiên, suy nghĩ của tôi đã thay đổi từ một người mẹ mong chờ đứa con thứ hai của mình, thành một người phụ nữ phải đối mặt với một bi kịch lớn phải lựa chọn” – bỏ thai hay không.

“Tôi có hai người con trai mà tôi yêu thương và quý chúng như nhau, nhưng tôi không hiểu tại sao luật pháp lại không coi trọng chúng như nhau.”

Cô quyết định viết một bức thư ngỏ cho Bộ trưởng y tế Anh Matt Hancock giải thích lý do tại sao cô lại sát cánh cùng Crowter để phản đối điều khoản khuyết tật trong Đạo luật phá thai năm 1967.

Mục 1 (1) (d) của đạo luật cho phép phá thai trước khi sinh nếu “Đứa trẻ sắp được sinh ra có nguy cơ cao bị bất thường về thể chất hoặc tinh thần như là bị tàn tật nghiêm trọng”.

Cô viết: “Tôi có hai người con trai, cả hai đều là những đứa mạnh mẽ, quyết tâm, tinh thần độc lập và yêu đời”. Là mẹ của chúng, chúng tôi cần quan tâm đến chúng, dạy chúng về thế giới, biết yêu đời và quý trọng cuộc sống.

“Là mẹ của họ, tôi có thể nói với bạn rằng, tôi coi trọng chúng như nhau, nhưng có vẻ như luật pháp thì không”. Lý do là một trong số chúng mắc hội chứng Down, còn một thì không.

Bài đăng của Lea-Wilson đã được chia sẻ rộng rãi và giúp cô tiếp xúc với mẹ của Heidi, Liz Crowter và luật sư của cô. Họ cùng nhau thảo luận để làm thế nào cô ấy có thể đóng góp vào một vụ án pháp lý.

Cô nói: “Nó có ý nghĩa rất lớn khiến chúng tôi có cơ hội thay đổi luật. Là một người mẹ, tất cả những gì tôi muốn cho con trai mình là con được đối xử công bằng và bình đẳng. Trong cuộc đời ngắn ngủi của con, chúng tôi đã trải qua quá nhiều kì thị. Tôi thường được mọi người hỏi rằng: “Bạn có biết con bạn bị hội chứng Down trước khi được sinh ra không?””.

Hàm ý của câu hỏi đó là tôi phải bỏ thai và không nên cho con trai tôi được sinh ra. Tôi vô cùng đau đớn và nó ám chỉ rằng con trai tôi là người không có giá trị.

“Tôi thực sự tin rằng luật này, trong đó phân biệt thời gian phá thai dựa trên tình trạng khuyết tật, đã tạo nên một suy nghĩ là những người khuyết tật ít được coi trọng hơn và được coi là gánh nặng cho gia đình và xã hội”.

Trong khi cô ấy chưa gặp trực tiếp Heidi Crowter vì dịch Corona, nhưng cô ấy được biết là người nộp đơn lên Tòa án tối cao thông qua một đồng nghiệp của mình

Hai người phụ nữ này đang được sự hỗ trợ của nhóm Don’t Screen Us Out – được thành lập trong bối cảnh chính phủ Vương quốc Anh lo ngại về việc hỗ trợ xét nghiệm hội chứng Down trước khi sinh.

Có 3183 ca phá thai do khuyết tật được ghi nhân ở Vương quốc Anh và xứ Wales vào năm 2019, 656 ca trong số đó được chẩn đoán mắc hội chứng Down trước khi sinh.

Phá thai do khuyết tật cũng là một thực tế phổ biến ở các nước châu Âu khác. Theo một nghiên cứu trên tạp chí European Journal of Human Genetics, số trẻ mắc hội chứng Down được sinh ra đã giảm một nửa từ năm 2011 đến năm 2015.

Chỉ có 18 trẻ sơ sinh có tình trạng di truyền này được sinh ra ở Đan Mạch vào năm 2019, trong khi CBS News đưa tin vào năm 2017 rằng Iceland đã tiến gần đến việc “Xóa sổ các ca sinh mắc hội chứng Down”.

Lea Wilson cho rằng có nhiều nguy cơ bị đe dọa khi tòa án Tối cao xét xử vụ kiện vào 6-7/7.

Cô nói: “Tôi hi vọng rằng nếu chúng ta thành công, chúng ta có thể đưa xã hội đi trên con đường bình đẳng và hòa nhập với những người mắc hội chứng Down”.

“Nếu đạo luật được thay đổi, tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ mới và tương lai bắt đầu được cung cấp thông tin công bằng và không thiên vị về tình trạng này và trên hết, tôi hy vọng rằng những người như con trai của tôi được hướng tới một xã hội công bằng và không có sự phân biệt đối xử”.

Với tư cách là một công dân, chúng tôi tin rằng mọi người đều xứng đáng được công bằng và bình đẳng trong cuộc sống.

“Luật pháp của chúng ta hiện nay không đối xử bình đẳng với những người mắc hội chứng Down. Liệu chúng ta có thể chấp nhận sự bất bình đẳng này nếu chúng ta thay sự khuyết tật bằng một đặc điểm khác được bảo vệ như giới tính thứ ba không?” 

Nguồn: Catholicnewsagency
Linh bài gốc: 
https://www.catholicnewsagency.com/news/247722/meet-the-mother-challenging-the-uks-down-syndrome-abortion-law

Check Also

Tôi được thụ thai sau bi kịch của mẹ nhưng thật mừng vì tôi đã không bị phá thai. Tôi không phải chết vì tội ác của cha mình.

Tôi là Chủ tịch của Save The 1 – một tổ chức bảo vệ sự …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.