Hút thai là gì?

Trong video, bác sĩ sản-phụ khoa Beverly Macmillan giải thích quy trình hút thai chân không, hay còn được gọi nong và nạo hút buồng tử cung, và rủi ro khi phá thai.

Tôi là Beverly Macmillan. Tôi là một bác sĩ hành nghề sản-phụ khoa với 45 kinh nghiệm và tôi đã thực hiện hơn 1000 ca phá thai. Hôm nay tôi sẽ giải thích phương pháp nong và nạo hút buồng tử cung hay còn được gọi là hút thai chân không.

Phương pháp này thường áp dụng đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Khi người phụ nữ đi tới cơ sở phá thai, cô ấy sẽ nằm lên bàn mổ, đặt chân lên phần để chân và cô ấy sẽ được gây mê tại chỗ. Người phá thai sẽ đặt một mỏ vịt như thế này vào bên trong âm đạo để mở nó ra và nhìn thấy cổ tử cung, chính là lối vào tử cung.

Cổ tử cung được giữ ổn định bởi một thanh kim loại dài. Bác sĩ phá thai sử dụng một bộ các thanh kim loại được gọi là que nong, như thế này, làm tăng độ rộng, và chèn chúng vào để mở rộng cổ tử cung và thâm nhập vào lòng tử cung, nơi em bé đang ở.

Bác sĩ phá thai sau đó chèn vào tử cung một ống nhựa rỗng với lỗ hỏng, còn gọi là ống thông và gắn nó vào máy hút. Nếu phôi thai đủ nhỏ, ống thông có thể được gắn vào ống tiêm, và chỉ hút tay thôi sẽ loại bỏ phôi thai và nhau thai ra khỏi tử cung. Nếu thai lớn hơn, ống thông sẽ được gắn vào máy hút. Máy hút sau đó được bật lên, ống thông xoay vòng từ từ bên trong tử cung. Thai nhi nhanh chóng bị xé nát bởi sức mạnh của lực hút, và bị ép vào ống thông xuống máy hút, nhau thai được hút theo sau đó.

Đôi khi phôi thai nhỏ hơn bị hút vẫn còn nguyên vẹn.

Thỉnh thoảng người phá thai phải lấy ống thông ra và loại bỏ các bộ phận cơ thể làm tắc nghẽn ống để hoàn thành việc nạo phá thai. Khi người phá thai nghĩ rằng mọi thứ đã được loại bỏ, đôi khi họ sẽ dùng thìa nạo để nạo niêm mạc tử cung để đảm bảo rằng sẽ không có bộ phận nào bị bỏ lại phía sau. Một ca phá thai không hoàn toàn có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc xuất huyết.

Khi tử cung đã trống rỗng, không còn chảy máu nữa, mỏ vịt được lấy ra và thủ thuật phá thai hoàn tất. Trước khi bệnh nhân rời đi, bác sĩ cần phải kiểm tra để đảm bảo nhau thai và các bộ phận cơ thể không còn sót lại. Hai tay, hai chân, xương sống, hộp sọ.

Những rủi ro của Hút Thai bao gồm thủng rách tử cung hoặc cổ tử cung. Nó có thể gây tổn thương ruột, bàng quang và các cơ quan khác lân cận. Nhiễm trùng và xuất huyết cũng có thể xảy ra, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Những lần mang thai sau sẽ có nguy cơ sẩy thai và sinh non cao hơn do những sang thương trong quá trình phá thai.

Như tôi đã nói ban đầu, tôi từng thực hiện các ca phá thai. Thực tế, tôi đã mở ra phòng khám phá thai ở bang Mississippi vào năm 1975. Tại thời điểm đó tôi nghĩ phụ nữ cần phá thai, và tôi đã hoàn toàn không nghĩ đến sự sống của thai nhi.

Nhưng một ngày nọ tôi đã nhìn vào những phần sót lại của một thai nhi 12 tuần tuổi mà tôi vừa phá, và tôi nghĩ thầm, “sự khác biệt giữa cậu bé này và con trai 4 tuổi của mình là gì?” Tôi nhận ra rằng việc phá thai không chỉ là đình chỉ thai, mà còn chấm dứt mạng sống một con người vô tội.

Bây giờ tôi đang là người bảo vệ sự sống. Tôi là minh chứng cho thấy bất cứ ai cũng có thể thay đổi bất kể họ là ai hay họ đã làm gì. Tôi mời bạn tham gia cùng tôi và đưa ra quyết định để bảo vệ thai nhi. Cảm ơn bạn.

❗Bản dịch đã được bác sĩ sản-phụ khoa xem xét để phù hợp chuyên ngành y khoa. Tuy nhiên, nó không nên được dùng như một phương tiện thay thế tư vấn trực tiếp từ bác sĩ, nhất là chỉ định chuyên khoa đối với các tình huống cần can thiệp.

Video gốc được thực hiện bởi bác sĩ Beverly Macmillan.

Chuyển ngữ: Thư viện y khoa bảo vệ sự sống.

Check Also

Tôi được thụ thai sau bi kịch của mẹ nhưng thật mừng vì tôi đã không bị phá thai. Tôi không phải chết vì tội ác của cha mình.

Tôi là Chủ tịch của Save The 1 – một tổ chức bảo vệ sự …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.