Nga: Công Giáo và Chính Thống Giáo cộng tác bảo vệ sự sống

Công Giáo và Chính Thống Giáo ở Nga đang thúc đẩy các sáng kiến chung để bảo vệ sự sống. Tổ chức Bác ái Công giáo Quốc tế mang tên “Trợ giúp các Giáo hội Đau khổ” (Aid to the Church in Need – ACN) đang xúc tiến cho việc cộng tác ấy.

pope-and-patriarch

Ông Peter Humeniuk – chuyên viên của ACN tại Nga đã trả lời phỏng vấn về vấn đề này như sau:

Văn phòng Đối ngoại của Tòa Thượng Phụ Mátxcơva đã tổ chức một buổi hội thảo quốc tế vào cuối Tháng Giêng vừa qua, trong đó Giáo Hội Chính Thống Giáo và Giáo hội Công giáo sẽ cùng nhau đối mặt giải quyết các vấn đề về phá thai. Điều gì đã được triển khai?

Cả hai Giáo Hội cùng chia sẻ một ưu tư sâu sắc khi nhìn thấy người ta đã giết hại hàng triệu thai nhi. Cách đây một năm, khi Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng Phụ Kirill của Mátxcơva gặp nhau tại Havana (Cuba), bảo vệ sự sống và vấn nạn đàn áp các Kitô hữu ở Trung Đông là những vấn đề quan trọng nhất được đề cập trong tuyên bố chung của hai vị. Do đó, hội thảo tại Mátxcơva lần này là một kết quả trực tiếp của cuộc gặp gỡ lịch sử nói trên.

Không chỉ có thần học, bảo vệ sự sống còn là một vấn đề mà cả hai Giáo hội hoàn toàn đồng thuận. Điều đó sẽ khiến cho sự cộng tác được dễ dàng, các bước triển khai cũng sẽ trong tinh thần hiệp nhất. Bên cạnh việc tập trung vào sự phân tích tình hình, hội thảo còn đặc biệt đi vào việc tìm kiếm các giải pháp. Hội thảo là một nền tảng cho các cuộc gặp gỡ cá nhân để trao đổi các kinh nghiệm mang tính xây dựng và quyết liệt. Giáo hội Công giáo có kinh nghiệm quốc tế rộng lớn về vấn đề này nên Giáo hội Chính thống có thể học hỏi từ đó.

Tại sao vấn đề này trở nên quan trọng đối với Giáo hội ở Nga vào thời điểm này?

Thật đáng tiếc là nạn phá thai đang rất phổ biến ở Nga. Điều này có thể bắt nguồn từ thời Xô Viết, khi mà nhiều người coi phá thai là một chuyện “bình thường” về kế hoạch hóa gia đình. Cũng thật đáng tiếc là quan điểm đó đã ăn sâu vào não trạng. Giáo hội Chính thống đã luôn lên tiếng phản đối việc phá thai, tất nhiên giống như Giáo hội Công Giáo huynh đệ cũng đã làm như thế.

Nhưng bây giờ, chúng tôi ngày càng nhận thức được rằng phải phát triển các hành động và sáng kiến cụ thể để giúp đỡ những người phụ nữ. Nhìn chung, người dân Nga đang bắt đầu ngộ ra được vấn đề này.

Vai trò của ACN là gì?

Một phần tư thế kỷ qua, ACN đã làm việc nhằm thiết lập sự đối thoại với Giáo hội Chính thống Nga. Hồi năm 1992, Thánh Gioan Phaolô II đã trao cho vị sáng lập tổ chức của chúng tôi là Cha Werenfried van Straaten sứ mệnh ấy. Những hy sinh thầm lặng mà Giáo hội Chính thống Nga đã làm trong thời Xô Viết đã thôi thúc chúng tôi về yêu cầu này.

Cũng nên nhớ rằng Công đồng Vatican II gọi Giáo hội Chính thống Nga là một “giáo hội huynh đệ”. ACN có các đặc quyền trong việc tiếp tục vai trò của “người xây dựng cầu nối” và giúp phát triển, tài trợ cho các dự án chung. (Nguồn: www.churchinneed.org)

Nguồn: ubmvgiadinh

Check Also

Bé Marta (sinh non tuần 26) đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh

Bé sơ sinh chào đời sớm 14 tuần đã về nhà sau 4 tháng nằm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.