Phá thai và lòng thương xót giả dối.

BVSSHN (03.4.2016) Gần đây, vấn đề virus Zika được sử dụng như một luận cứ cho lập luận ủng hộ việc phá thai đối với những phụ nữ nghèo. Đây thực sự là một thảm kịch. Những người ủng hộ phá thai khai thác nỗi lo sợ rằng những phụ nữ nghèo sẽ sinh ra những đứa trẻ mắc chứng đầu nhỏ mặc dù báo cáo của cơ quan y tế Colombia và Hoa Kỳ đã cho thấy đây là mối liên hệ không chắc chắn.

alvare

Helen Alvaré – Tác giả bài viết.

Vấn đề virus Zika mới xuất hiện còn việc sử dụng hoàn cảnh khó khăn của những phụ nữ nghèo để đưa ra lập luận ủng hộ phá thai thì đã xuất hiện từ lâu. Nó đi theo từng bước như sau:

Bước 1: Tìm ra một vấn đề sức khỏe mà nhóm phụ nữ nghèo hoặc con cái của họ chịu ảnh hưởng nhiều hơn so với những người khác.

Bước 2: Phá thai được coi như một giải pháp.

Bước 3: Lấy ví dụ về những phụ nữ có điều kiện không phải chịu tác động bởi vấn đề sức khỏe nói trên để xúc tiến việc phá thai như một hành động vị tha.

Bước 4: Tấn công những người thường phản đối việc phá thai, bao gồm Giáo hội Công giáo, các chính trị gia bảo vệ sự sống và những người đàn ông vô tâm. Đưa ra luận điệu nhục mạ những người bảo vệ sự sống bằng ví dụ những người bảo vệ sự sống không nhận nuôi một đứa trẻ khuyết tật.

Bước 5: Lặp đi lặp lại những chương trình và cơ hội có thể mang lại kết luận mơ hồ về “nhu cầu” phá thai của những người nghèo, cùng với đó, là chi phí đắt đỏ khiến họ không thể phá thai được – và giải pháp tiếp theo là những biện pháp phá thai rẻ tiền và nhanh chóng.

Tuy nhiên, dù luận điệu như thế có được lặp đi lặp lại bao nhiêu lần, những tình huống “nhân đạo” được viện dẫn để ủng hộ cho việc phá thai đều không hợp lý.

Thứ nhất, những phụ nữ nghèo không bao giờ cần đến sự phá thai nhiều như những phụ nữ có điều kiện – đây mới là những người tìm đến các biện pháp phá thai. Điều này đã được minh chứng trong nhiều năm, và Colombia cũng không phải ngoại lệ. Tỷ lệ phá thai trên số lần mang thai của phụ nữ nghèo ít hơn so với những người có mức sống cao hơn mặc dù (và cũng bởi vì) những người này tiêu tốn hàng trăm triệu đô la (trong và ngoài nước) cho các biện pháp ngừa thai.

Thứ hai, phá thai thực sự làm tổn thương phụ nữ, đặc biệt với hậu quả vô sinh. Đây không còn là một vấn đề phải tranh cãi thêm. Đã qua rồi cái thời mà vấn đề này còn được cho là một giai thoại. Không ai biết về những tổn thương như thế rõ hơn Giáo hội Công giáo. Dự án Rachel là một công tác của những người Công giáo phục vụ hàng ngàn phụ nữ đã phá thai. Vài tuần trước, tôi ở cùng với một số chị em đã phá thai sau khi bị hãm hiếp. Họ phá thai 10, 20 hay 40 năm trước. Điều đó không thành vấn đề mà vấn đề là họ ân hận vì đã phá bỏ con mình một cách tàn nhẫn. Họ vô cùng ân hận, và điều đó khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Thứ ba, người ta phải tự đặt câu hỏi xem liệu những người ủng hộ phá thai có biết đến nỗ lực của những người bảo vệ sự sống trong việc chăm sóc biết bao nhiêu phụ nữ và trẻ em trước và sau khi sinh trong khi những tổ chức “ủng hộ phá thai” không làm việc gì cả. Lời cáo buộc sai trái và mỉa mai của những người ủng hộ phá thai thực sự là điều bất thường. Tôi gọi đó là “lời vu khống của những kẻ lười biếng dành cho những người bảo vệ sự sống”.

Thứ tư, khi đánh giá một cách công bằng và thực tế, cuối cùng, người ta cũng phải thận trọng trước khi mở chiến dịch triển khai các biện pháp ngừa thai. Chưa nói đến quan điểm thần học về việc ngừa thai, lợi ích sức khỏe của việc ngừa thai là không rõ ràng. Tỉ lệ mang thai ngoài hôn nhân và ngoài ý muốn tăng cao trong nhóm những phụ nữ nghèo được cung cấp dịch vụ ngừa thai miễn phí, như đã nói đến ở trên. Một báo cáo của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho thấy rằng các biện pháp ngừa thai không trở nên phổ biến (hàng năm, tỷ lệ từ bỏ các biện pháp ngừa thai là 40%), gây nguy hiểm cho những phụ nữ béo phì (chiếm 36% dân số) và có tỉ lệ thất bại cao (từ 9% đến 30%). Có một thực tế là sau gần 5 năm kể từ khi báo cáo về các dịch vụ phòng ngừa được công bố và tiếp theo là quy định về ngừa thai của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, các cơ quan thực hiện các dịch vụ phòng ngừa của chính phủ vẫn chưa đưa ra được khuyến nghị của mình về việc ngừa thai. Do đó, hàng năm, các công ty dược phải chi trả hàng tỷ đô la cho những phụ nữ hoặc gia đình của họ do những hậu quả của việc ngừa thai.

Cuối cùng, một điều đau đớn là không ai có thể khuyến khích việc phá thai dựa trên sự khiếm khuyết của đứa trẻ mà không cùng lúc đưa ra một phán xét tồi tệ về phẩm giá của những người khuyết tật. Điều này không giúp ích và thậm chí chống đối lại việc sử dụng những trường hợp “nhân đạo” cho lập luận ủng hộ phá thai.

Tác giả Helen Alvaré là giáo sư Đại học George Mason, nơi bà dạy luật, tôn giáo và luật gia đình. Bà cũng là tư vấn viên của Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân

Nguồn: americamagazin

Check Also

Bé Marta (sinh non tuần 26) đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh

Bé sơ sinh chào đời sớm 14 tuần đã về nhà sau 4 tháng nằm …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.