Tiếp tục phần 1.
Hồi tưởng: Chấn thương phá thai có thể được hồi tưởng qua nhiều cách. Một số người nữ cảm nghiệm hồi ức và những hình ảnh hồi tưởng lại phá thai và những giấc mơ về thai nhi. Một số cảm nghiệm căng thẳng tâm lý mạnh mẽ từ những người hay vật nhắc nhở họ về việc phá thai, chẳng hạn như nhìn thấy người nữ có thai hoặc khi đi ngang qua viện phá thai. Sự buồn đau và trầm cảm dữ dội có thể xảy ra vào những ngày kỷ niệm cuộc phá thai hoặc ngày dự đoán là đứa bé sẽ sinh ra.
Có nhiều ví dụ về hồi tưởng. Một số phụ nữ tôi đã trị liệu gặp khó khăn khi phải khám cổ tử cung hoặc đi vào bệnh viện. Những biến cố này gây bồn chồn đến nỗi họ không thể chịu đựng nổi. Nhiều người phụ nữ tôi biết có ác mộng về chuyện phá thai của họ hoặc về đứa bé. Một nghiên cứu rộng lớn ở Phần Lan kiểm tra tất cả mọi vụ tự tử giữa những người phụ nữ trong giai đoạn 8 năm tìm thấy rằng những người nữ đã có phá thai tự tử gấp ba lần so với tỷ lệ dân số nói chung và hơn gần 6 lần tỷ lệ của những người đã sinh con.
Những trung tâm bảo vệ sự sống có dịch vụ cho thai nghén báo cáo rằng nhiều phụ nữ đi vào trung tâm thai nghén lần nữa vào ngày kỷ niệm cuộc phá thai hoặc ngày sinh nhật của đứa bé bị hủy thai. Đây có lẽ là một cố gắng để đối mặt với sự buồn sầu trong những ngày này. Một cuộc khảo sát 83 người nữ sau phá thai thực hiện bởi Kathleen Franco, M.D. của Đại học Y Tế ở Ohio minh họa sự phổ biến của vấn đề phản ứng trong ngày kỷ niệm. Ba mươi người đã cảm nghiệm những phản ứng về thể lý hoặc cảm xúc ngày kỷ niệm phá thai hoặc ngày đứa bé đáng lẽ sinh ra. Những phản ứng này bao gồm những vấn đề như những ý nghĩ về tự tử, nhức đầu, những triệu chứng tim mạch, lo âu, lạm dụng rượu và ma túy, hoặc hành hạ, gây khủng bố, gây tổn thương con cái họ bằng lời nói.
Phụ nữ cũng cảm nghiệm những triệu chứng tránh né. Những triệu chứng này bao gồm tránh bất cứ việc gì liên quan đến chấn thương phá thai hoặc làm tê liệt những phản ứng hiện diện trước khi phá thai. Điều này bao gồm những nỗ lực để tránh né hoặc phủ nhận những ý tưởng hoặc cảm nghĩ liên quan đến phá thai; những nỗ lực để tránh né những hành vi, tình huống hoặc những thông tin mà có thể gây nên sự tưởng nhớ đến phá thai; không thể hồi tưởng trải nghiệm phá thai hoặc khía cạnh quan trọng của việc phá thai. Những triệu chứng quan trọng khác bao gồm giảm sút rất nhiều niềm vui thích trong những hoạt động quan trọng, cảm giác tách biệt hoặc ghẻ lạnh từ những người khác, rút lui khỏi những mối quan hệ hoặc giảm sút trong giao tiếp. Một vài người nữ đã giới hạn một dãy những âu yếm chẳng hạn như không có khả năng để có những cảm giác yêu thương hoặc dịu dàng.
Karen, người chúng tôi gặp ở đầu bài viết này, là một ví dụ của những vấn đề phát xuất từ sự tránh né. Mặc dù cô có công việc tốt và một lối sống hạnh phúc, nhưng vì cô không cho phép cảm giác đau buồn và bứt rứt đi vào ý thức của cô, cô không thể cảm nghiệm trọn vẹn những khả năng cảm giác của cô. Cô cần cảnh giác để không nghĩ về việc phá thai của cô. Như thường xảy ra, không bao lâu sau việc phá thai, mối quan hệ với người bạn trai kết thúc. Cô không còn có thể gắn bó với anh ấy nữa. Những người nữ đã trải nghiệm phá thai có thể được phân loại như sau: 1) những người gánh chịu những phản ứng sau phá thai theo định kỳ gay gắt hoặc kinh niên; và 2) những người hiện giờ không có những vấn đề có thể nhận định được nhưng có nguy cơ về “thời gian căng thẳng” trong tương lai (chẳng hạn như khi có thai nghén, khủng hoảng trong cuộc sống, có người thân qua đời). Phản ứng có thể là kịch liệt hoặc nhẹ và chúng có thể thay đổi trong quãng đời của một người.
Đáng buồn là nhiều người nữ không tìm kiếm sự giúp đỡ về những vấn đề liên quan đến phá thai sau mãi 5, 10 đến 12 năm sau khi phá thai. Trong thời gian chính giữa này, họ có thể phải chịu đựng cách sâu sắc khi một số triệu chứng này có thể tái phát theo chu kỳ. Nhiều phương pháp khác nhau có thể được thử nghiệm để đối phó với hậu quả đau đớn: rượu, thuốc kê toa và thuốc (phiện để giảm đau) bất hợp pháp, sống bừa bãi, hoạt động quá sức, trừng phạt bản thân bằng việc ở lại trong mối quan hệ bị lạm dụng hoặc phát triển chứng rối loạn ăn uống, chẳng hạn như thế. Những người khác có thể tìm cách để thay thế đứa bé đã mất bằng việc có thai lần nữa; và những người diễn lại cả việc mang thai và phá thai, hy vọng để làm cho trải nghiệm trở thành thói quen và không gây tổn thương (hoặc để trừng phạt bản thân). Thật không may, mỗi một những chiến lược này tạo thêm những đau đớn và vấn đề.
Đôi khi phản ứng với việc phá thai bị trì hoãn rất lâu. Khi chúng ta càng trưởng thành và có cơ hội để suy tư về cuộc đời của mình, chúng ta có thể hối hận về những quyết định trong quá khứ. Những nhà tư vấn đôi khi gặp những phụ nữ cao tuổi bị đè bẹp bởi những đau buồn vì mất đứa bé qua phá thai đã xảy ra nhiều thập kỷ trước đó, nỗi đau buồn đã bị chôn vùi, với chút thành công, mãi đến lúc ấy. Một người bạn gần đây nói với tôi về một người phụ nữ 75 tuổi cô biết, khóc không thể ngăn được về vụ phá thai xảy ra hơn 50 năm về trước. Bà đã không thể có thêm con và phải đối mặt với việc sống những năm sức khỏe sút kém một mình.
Xấp xỉ hơn ¼ phụ nữ (tuổi 15 trở lên) trong nước Mỹ đã trải qua việc phá thai. Phụ nữ và tất cả mọi người liên quan đến quyết định phá thai, phải tin, hoặc cố để tin rằng không có sự sống con người trong dạ mẹ. Thừa nhận điều này là thừa nhận đồng lõa trong việc giết một mạng sống vô tội. Ra bản án cho thai nhi phải chết có nghĩa là kết án chính họ, hoặc người vợ, đứa con gái, người chị hoặc người bạn họ thương yêu. Vì thế, xã hội khước từ để nhận những sự thật không thể chối cãi được về sự sống con người trước khi ra đời.
Nhiều người gần gũi với người nữ trong khủng hoảng thai nghén không cảm thấy an lòng với quyết định phá thai, nhưng họ không biết nói gì. Họ muốn hỗ trợ và không lên án, vì thế họ nói điều như, “Con ở trong một tình huống rất khó khăn và ba mẹ sẽ hỗ trợ con với bất cứ quyết định nào con làm.” Câu trả lời đem hỗ trợ, nhưng câu trả lời đúng phải là, “Đừng phá thai. Ba mẹ sẽ không bao giờ bỏ rơi con. Cùng nhau, chúng ta sẽ tìm cách để con sinh và nuôi đứa bé này.”
Còn tiếp….
Theo Trongsach.com