Đây là bài viết về chấn thương sau phá thai. Mục đích của bài viết này và mục đích trongsach.com đã chọn để dịch, không là kết án nhưng là để khơi dậy lòng trắc ẩn nhờ hiểu biết về hệ quả của việc phá thai. Project Rachel mà Vickie Thorn đã sáng lập chưa có ở Viêt Nam. Rất hy vọng rằng một ngày nào đó gần đây, chúng ta sẽ có nhiều hơn những cơ quan giúp đỡ những người đang trải nghiệm chấn thương sau phá thai.
Karen, 23 tuổi, xong đại học năm ngoái và tìm được một công việc cô ước mơ trong ngành nghệ thuật đồ họa. Cô có một việc làm đòi hỏi sự sáng tạo và thách thức. Karen xinh đẹp và có nhiều bạn nên cô thường được mời tới tiệc tùng nơi cô làm. Cô đáng lẽ phải vui mừng và phấn khởi vì cuối cùng, cuộc đời của cô đang bắt đầu như cô đã lên kế hoạch cách chu đáo. Nhưng cô lại cảm thấy chết điếng và nhàm chán bên trong. Cô đáp ứng với những đòi hỏi của công việc nhưng nó không đem đến cho cô niềm vui mà cô nghĩ nó phải có. Cô cảm thấy xa vời với những toại nguyện của nó. Cô không cảm thấy mình sáng tạo như đã từng có lần như thế và không hiểu nỗi buồn rầu chán ngắt xa thẳm cô cảm nhận bất kể những thành đạt của cô.
Karen đã một lần phá thai trong đại học. Cô nghĩ mối quan hệ của cô với người bạn trai là mối quan hệ vững chắc nhưng khi cô nói với anh cô có bầu, anh ấy rõ ràng không vui mừng như cô. Anh ấy bảo quyết định là tùy thuộc vào cô, nhưng anh sẽ trả tiền cho việc phá thai. Cô cảm nhận sự thiếu dấn thân của anh đối với cô và đứa bé và đã quyết định phá thai. Hai người bạn chung phòng của cô đã kinh qua việc phá thai và sau đó họ dường như vẫn không sao. Có gì sai lầm với cô mà cô lại cảm thấy quá trầm cảm về điều này?
Câu chuyện của Karen được lặp đi lặp lại hằng ngày trong khuôn viên đại học và trung học trên toàn quốc. Từ khi phá thai được hợp pháp hóa trong quyết định của Roe và Wade năm 1973, khoảng 28 triệu người nữ trong nước Mỹ đã phá thai một hay nhiều lần hơn . Những người nữ này gặp phải thách thức và căng thẳng bởi những tình huống bao quanh việc mang thai, những người họ thường cậy dựa để có sự hỗ trợ trong tình huống khó khăn, đã không sẵn lòng hoặc không thể giúp khi họ gặp khó khăn khi mang thai. Bạn trai, ngay cả người chồng, nói họ không “sẵn sàng để làm cha.” Một người nữ khi thiếu sự sẵn lòng hỗ trợ và khuyến khích của người cha để dưỡng nuôi đứa bé, thì dễ chọn việc phá thai hơn.
Xã hội nói với những người nữ trẻ như Karen rằng phá thai sẽ giải quyết vấn đề của họ. Xã hội không nói gì về những vấn đề mà phá thai gây nên. Những người ủng hộ phá thai cho rằng nó chỉ là một phương thức đơn giản không có ảnh hưởng lâu dài. Và người nữ có kinh nghiệm về nó không hề lên tiếng, chắc chắn là không công khai, rằng phá thai đã thay đổi đời sống của họ đến chỗ tồi tệ hơn. Họ cảm thấy xấu hổ về phá thai và xấu hổ về sự bất lực của họ để “chỉ đối phó với việc phá thai” mà họ nghĩ những người nữ khác đã có thể đối phó. Vì thế sự lừa dối cứ tiếp tục.
Nhưng nếu xã hội phủ nhận sự mất mát của người mẹ, thân xác của cô không quên điều đó. Chúa chuẩn bị người nữ về tâm lý và thể lý cho việc làm mẹ. Khi một người nữ có thai, cô cảm thấy sự khác biệt. Trong vài ngày sau khi thụ thai ngay cả trước khi phôi thai cắm mình vào vách tử cung, một hoóc-môn gọi là “yếu tố sớm của thai nghén’ được tìm thấy trong máu của cô, đánh thức những tế bào của thân thể cô về việc mang thai. Thân xác cô lúc này thèm muốn những thứ thức ăn khác, cô có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Những tế bào mới bắt đầu phát triển trong vú của cô, các tế bào mà sẽ trưởng thành và tiết ra sữa đặc biệt chế tạo cho nhu cầu của bé sơ sinh. Cô bắt đầu nghĩ về “em bé”. Cô bắt đầu để ý đến những em bé trên đường phố, trong các cửa tiệm, trên tivi. Cô có thể mơ về đứa bé của cô ban đêm và mơ tưởng về bé ban ngày. Tên của bé là gì? Bé sẽ trông ra sao?
Nhưng nếu cô muốn phá thai, cô phải cố gắng để ngăn chặn quá trình này. Cô phải khước từ tình cảm người mẹ xâm nhập vào ý thức của mình. Cô phải tin rằng cái ở bên trong cô không trọn vẹn là một đứa bé. Cô phải ngăn chặn quá trình để nghĩ về đứa con của cô như là “con của cô.”
Nhưng mặc dù tâm trí cô nghĩ một điều, đời sống cảm xúc và những tế bào của cơ thể cô lại nói điều khác. Nếu cô phá thai, chính các tế bào của cô nhớ đến bào thai và biết rằng quá trình thay đổi đang diễn ra bị ngăn chặn theo cách trái tự nhiên. Thân thể của cô và cảm xúc của cô nói với cô rằng cô là người mẹ mà đã mất đứa bé. Vì thế, không ngạc nhiên là sau khi phá thai, một nỗi đau thương bắt đầu trồi lên từ những nơi thẳm sâu trong trái tim cô. Cô có sự mất mát cần than khóc nhưng cô không thể cho phép cô than khóc. Sự than khóc đòi hỏi cô thừa nhận với chính mình là một đứa bé đã bị giết trong vụ phá thai và cô cũng có trách nhiệm cho cái chết của đứa bé. Đây là một gánh rất nặng và vì thế, cô phải cậy dựa vào sự từ chối để đối phó, “nó không phải là một đứa bé nên tôi không có gì phải than khóc hoặc cảm thấy bứt rứt,” và sự từ chối về nỗi đau trong trái tim cô. Cô biện luận: “Tôi nên cảm thấy không sao về điều này. Mọi người đều làm nó. Tôi không nên cảm nghĩ theo lối này hay nghĩ về việc phá thai.”
Phá thai là một trải nghiệm cực kỳ trái tự nhiên đối với thân thể người nữ và bản năng làm mẹ của cô. Những phản ứng tiêu cực là điều sẽ xảy đến và không lệ thuộc vào niềm tin tôn giáo của một người hay sức khỏe tâm lý chung của người ấy. Đúng là những người nữ và nam có vấn đề về tâm lý trước đó hoặc có niềm tin tôn giáo vững mạnh thì dễ bị tổn thương hơn về hệ quả sau việc phá thai, tuy nhiên trong cuộc phá thai, hệ quả xảy đến cho mọi người nữ. Trong một nghiên cứu do Anne Speckhard, Ph.D, 85% phụ nữ cho biết họ ngạc nhiên về phản ứng cảm xúc của họ sau phá thai. Những phản ứng này bao gồm sự khó chịu đối với trẻ em, cảm giác bản thân có giá trị thấp, cảm giác bứt rứt lương tâm, cảm giác tức giận, trầm cảm, đau buồn, tăng dùng rượu, khóc, không có khả năng để giáo tiếp và ý muốn tự tử. Tuy nhiên 72% của những người này không theo một tôn giáo rõ ràng nào tại thời điểm phá thai.
Phản ứng sau phá thai thì cụ thể và có thể nhận dạng được. Chúng phát xuất chính yếu từ vấn đề từ chối và đè nén cảm xúc. Khi chúng ta đè nén một trong những cảm xúc của ta, điều này gây ảnh hưởng đến tất cả. Đây là điều cơ bản của chấn thương sau phá thai: việc từ chối đứa bé và từ chối cảm xúc của mình. Điều này gây nên những triệu chứng như hồi tưởng, tránh né và đau buồn do việc mất mát khi phá thai.
Còn tiếp…..
Theo Trongsach.com