Có vợ/chồng nhiễm HIV/AIDS, có chắc chắn bị lây nhiễm?

Emmaus (14/04/2016) – “Đã quan hệ với người bệnh HIV thì chắc chắn nhiễm theo”. Đây là nỗi khổ “không nói nên lời” của những người được gọi chung là “bạn tình âm tính” của bệnh nhân HIV. Một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng: Chỉ có 15% khả năng bị lây nhiễm sau 2 năm có quan hệ “chung sống” với một người bị nhiễm HIV/AIDS.

Kiến thức cơ bản về các con đường lây nhiễm HIV/AIDS chỉ ra rằng: virus HIV lây nhiễm qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Điều đó hoàn toàn chính xác nhưng quan niệm cứ có quan hệ tình dục với người nhiễm HIV là sẽ bị nhiễm HIV thì lại là một quan niệm sai lầm. Đây là nỗi khổ “không nói nên lời” của những người được gọi chung là “bạn tình âm tính” của bệnh nhân HIV. “Bạn tình âm tính” là cụm từ dùng để chỉ những người chưa nhiễm HIV có quan hệ tình cảm và tình dục lâu dài với người nhiễm HIV, chẳng hạn vợ chồng hay người yêu. Thuật ngữ chuyên môn gọi các trường hợp như vậy là “cặp đôi bất xứng” hay “dị nhiễm” (serodiscordant hay mixed serostatus couples). Hiện tượng này khá phổ biến.

HIV, AIDS, HIV/AIDS, Emmaus Ha Noi, Emmaus Hà Nội, Emau, Emmau
Tình dục không an toàn là hành vi nguy cơ gây lây nhiễm HIV/AIDS …

HIV là virus lây nhiễm với tỷ lệ nhất định tương ứng từng hành vi nguy cơ cụ thể. Thống kê của Cơ quan quản lý bệnh tật Mỹ (CDC), khả năng lây nhiễm HIV sau một lần có hành vi quan hệ tình dục không bảo vệ với người nhiễm HIV: Qua đường âm đạo là 0,08% cho nữ và 0,04% cho nam, qua đường hậu môn có tỷ lệ lây cao hơn với 0,11% với người cho và 1,38% ở người nhận. Theo các chuyên gia, ước tính nguy cơ lây nhiễm HIV tích lũy sau 2 năm trên một cặp đôi bất xứng dị tính vào khoảng 15%. Nói cách khác một phụ nữ có chồng nhiễm HIV nếu duy trì đời sống tình dục bình thường thì nguy cơ bị lây bệnh khoảng 15% sau 2 năm chung sống.

HIV, AIDS, HIV/AIDS, Emmaus Ha Noi, Emmaus Hà Nội, Emau, Emmau
… nhưng tỷ lệ lây nhiễm sau 2 năm “chung sống” chỉ khoảng 15%

Bên cạnh đó, còn rất nhiều yếu tố làm thay đổi khả năng lây nhiễm HIV như tần suất quan hệ, thói quen sử dụng bao cao su, xuất tinh trong hay ngoài âm đạo, giai đoạn bệnh của người nhiễm, có mắc các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục khác không, đặc biệt là việc tuân thủ điều trị kháng virus bằng ARV ở người có H. Theo các nghiên cứu, điều trị bằng thuốc ARV đạt mục tiêu khống chế tải lượng virus giúp giảm nguy cơ lây nhiễm qua đường tình dục đến 96%.

Trên thực tế một số người được cho là có miễn dịch tự nhiên với HIV, liên quan đến đột biến trên đồng thụ thể CCR5. Đột biến trên đồng thụ thể này khiến cho HIV không thể xâm nhập và gây bệnh cho tế bào đích Lympho T CD4. Do vậy những người mang đột biến này có đề kháng tự nhiên với HIV. Ước tính khoảng 10% người da trắng mang đột biến này.

Biết về tình dục không an toàn có thế gây lây nhiễm HIV/AIDS nhằm nhắc nhở mọi người về một mối quan hệ chắc chắn, an toàn là cần thiết. Nhưng cần hiểu thêm về tỷ lệ lây nhiễm để cảm thông với những người vợ có chồng bị nhiễm HIV cũng là điều cần thiết. Nhiều phụ nữ bị xa lánh sau khi chồng nhiễm HIV qua đời. Sự kỳ thị của cộng đồng, cái nhìn soi mói cùng thái độ e dè của mọi người khi tiếp xúc khiến cho họ phải bỏ nhà đi nơi khác. Một số chị em bị nhà chồng hắt hủi, không cho tiếp xúc với con, bất chấp họ cố thuyết phục là mình không bị nhiễm. Tất cả kỳ thị và phân biệt đối xử như trên đều xuất phát từ quan điểm sai lầm “đã quan hệ với người bệnh HIV thì chắc chắn nhiễm theo”.

//tham khảo từ nhiều nguồn.

Check Also

HIV, AIDS, HIV/AIDS, Emmaus Ha Noi, Emmaus Hà Nội, Emau, Emmau

Xét nghiệm là bước đầu tiên kiểm soát HIV/AIDS

Emmaus (13/07/2016) Chỉ còn vài tuần nữa sẽ diễn ra Hội nghị Quốc tế về AIDS …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.