Phá thai bằng thuốc – Câu hỏi thường gặp

Phá thai nội khoa (hay phá thai hóa học) là một hình thức phá thai không phẫu thuật mà người phụ nữ sẽ uống những viên thuốc có chứa Mifepristone (RU-486) và Misoprostol (hay Cytotec*) để đình chỉ thai kỳ. Phương pháp này được thực hiện vào tam cá nguyệt thứ nhất của thai kỳ. Những thuốc này được chấp thuận bởi FDA để sử dụng trong khoảng thời gian lên đến 10 tuần tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt gần nhất (LMP).

Lưu ý: sử dụng những thuốc này khi có chỉ định chuyên khoa từ bác sĩ đối với các tình huống cần can thiệp.

*: biệt dược Cytotec của Pfizer. Có thể được thay thế bởi biệt dược Mifestad 200 của Stella.

Phá thai nội khoa được thực hiện như thế nào? 

Người phụ nữ sẽ đến phòng khám phá thai hoặc phòng khám của bác sĩ và uống những viên thuốc có chứa Mifepristone (còn được biết đến với tên RU-486) tại phòng khám. Loại thuốc này sẽ ức chế hoạt động của hormone Progesterone, hormone được sản xuất tự nhiên trong cơ thể người mẹ để duy trì và nuôi dưỡng thai kỳ. Khi RU-486 ức chế tác dụng của progesterone, niêm mạc tử cung của người mẹ bị phá vỡ, cắt đứt oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng cho phôi thai, và sau đó phôi thai sẽ tử vong bên trong tử cung của người mẹ.

Từ 24-48 giờ sau đó, người phụ nữ sẽ tiếp tục uống một viên thuốc khác được gọi là Misoprostol, được dùng qua đường uống hoặc đặt âm đạo. Cô ấy sẽ trải qua những cơn co thắt và chảy nhiều máu để đẩy phôi thai đã mất ra khỏi tử cung.

Loại hình giám sát y tế nào sẽ diễn ra trong suốt quá trình phá thai nội khoa?

Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) trình bày chỉ định và phác đồ thuốc.

Thường thì sự giám sát y tế cho người phụ nữ trong suốt quá trình phá thai nội khoa/hóa học rất hạn chế. Trước khi phá thai, cô nên được kiểm tra, bao gồm siêu âm để xác nhận mang thai và chẩn đoán những yếu tố phức tạp, chẳng hạn như một thai kỳ ở vòi trứng hoặc bất kỳ một thai ngoài tử cung nào khác.

Sau khi đã uống viên thuốc đầu tiên (Mifepristone/RU-486) tại phòng khám, cô được cho về nhà để hoàn thành thủ thuật phá thai. Điều này nghĩa là cô bắt buộc phải uống viên thuốc còn lại theo đúng chỉ dẫn và chịu trách nhiệm đánh giá rằng liệu phản ứng của cơ thể với việc phá thai có bình thường hay không (như là việc mất máu nguy cấp). Với loại hình phá thai này, cô có thể sẽ không nhận được sự trợ giúp tức thì từ bác sỹ khi xảy ra biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, cho nên điều cực kỳ quan trọng là cô phải báo lại cho bác sĩ của mình bất kỳ mối lo ngại nào và tìm trợ giúp khẩn nếu cần thiết.

Người phụ nữ cũng sẽ chịu trách nhiệm loại bỏ phần sót lại từ đứa con của mình. Phần phôi thai có thể ra ngoài bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu trong quá trình phá thai. Người phụ nữ thường ngồi trên bồn cầu khi cô ấy chuẩn bị đẩy phôi thai ra ngoài, thứ mà sau đó cô ấy sẽ nhấn xả nước để bỏ đi. Cô ấy thậm chí có thể nhìn thấy phôi thai bị trục xuất trong túi thai.

Một điều quan trọng nữa là bác sĩ phá thai sẽ thực hiện kiểm tra theo dõi và siêu âm để đảm bảo rằng quá trình phá thai hoàn tất.

Những nguy cơ ngắn hạn và dài hạn và những tác dụng phụ trong phá thai nội khoa là gì?

Trong khoảng thời gian ngắn, RU-486 và Misoprostol có thể gây ra chuột rút nghiêm trọng, những cơn co thắt và chảy nhiều máu để đẩy phôi thai đã mất ra khỏi tử cung. Quá trình này có thể rất dữ dội và đau đớn. Các cơn co thắt và chảy máu có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Rất nhiều phụ nữ trải qua cơn buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng, và đau đầu.(1) Các ca tử vong ở người mẹ thường xảy ra do nhiễm trùng hoặc mang thai ngoài tử cung không được chẩn đoán.(2)

Nguy cơ và những tác dụng phụ

  • Đau bụng: 98 trong số 100 phụ nữ
  • Buồn nôn: 2 trong số 5 phụ nữ
  • Nôn nửa: 1 trong số 5 phụ nữ
  • Tiêu chảy: 1 trong 6 phụ nữ
  • Đau đầu: 1 trong 7 phụ nữ(3)
  • Chảy máu quá nhiều: 1 trong 12 phụ nữ(4)
  • Tử vong ở người mẹ: (5)

Ngay sau khi đứa bé bị trục xuất, người phụ nữ có thể bị chảy máu rỉ rả trong vài tuần. Việc chảy máu thường sẽ kéo dài từ 9 đến 16 ngày.  8% phụ nữ (1 trong số 12 người) bị chảy máu kéo dài hơn 30 ngày, và 1% cần phải nhập viện bởi vì chảy máu nhiều.(6)

Khoảng 5-8 người trong số 100 phụ nữ (5-8%) có thể cần đến phẫu thuật để hoàn thành việc phá thai hoặc để dừng việc chảy máu quá nhiều.(7)

Việc chảy máu kéo dài khoảng bao lâu?

  • mức độ trung bình: từ 9 đến 16 ngày.
  • 8% ( 1 trong số 12 phụ nữ): phải mất hơn 30 ngày.
  • 1% ( 1 trong số 100 phụ nữ): yêu cầu nhập viện.

Không có đủ báo cáo về ảnh hưởng lâu dài của phá thai y khoa. Việc cho sử dụng lại RU-486 tại Hoa Kỳ chỉ được chấp thuận vào tháng 10, năm 2000, và ảnh hưởng lâu dài cũng như những rủi ro không mong muốn vẫn cần phải được đánh giá. Điều này có nghĩa là những người phụ nữ trải qua phá thai bằng thuốc có thể dễ bị những nguy cơ không xác định được.

Có nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ trầm cảm, lo âu, và tự tử đối với phụ nữ phá thai cao hơn những phụ nữ mang thai đến kỳ sinh đẻ, dù thai ngoài ý muốn.(9)

  1. Von Hertzen, H, et al. “Liều Dùng Và Phác Đồ Misoprostol Sau Khi Dùng Thuốc Mifepristone Cho Phá Thai Nội Khoa. Một Thử Nghiệm Ngẫu Nhiên Có Kiểm Soát.” Tạp chí Sản Khoa và Phụ Khoa Anh, ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  2. Ellertson, Charlotte, et al “Phụ nữ có thể phá thai bằng thuốc nếu không có giám sát y tế?”. Sự Quan Trọng của Sức Khỏe Sinh Sản, Tập 5, Số 9, Phá Thai: Công Việc Còn Dang Dở: Tháng 5 năm 1997, trang 149-161. <http://www.rhm-elsevier.com/article/S0968-8080(97)90019-7/abstract>.
  3. Von Hertzen, H, et al <onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1471-0528.2010.02636.x/full>
  4. Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm: “Viên Nén MIFEPREX (mifepristone), 200 mg”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2006.
  5. Grimes, D.A “Những Rủi Ro Không mong muốn Của Phá Thai Bằng Mifepriston Theo Ngữ Cảnh”. Contraception, Tập 71, năm 2005, trang 161  <https://www.arhp.org/uploadDocs/journaleditorialmar2005.pdf>.
  6. Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm.  “Viên Nén MIFEPREX (mifepristone), 200 mg”. <http://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2009/020687s015lbl.pdf>.
  7. Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm.  “HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC Mifeprex”. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2006.  <http://www.fda.gov/downloads/Drugs/Drugsafety/ucm088643.pdf>.
  8. Cục Quản Lý Dược và Thực Phẩm.  “Viên Nén MIFEPREX (mifepristone), 200 mg”. <http://www.accessdata.fda.gov/drugsatfda_docs/label/2009/020687s015lbl.pdf>.
  9. Fergusson, David M với Joseph M. Boden và L. John Harwood “Việc phá thai có làm giảm rủi ro về sức khỏe tinh thần khi mang thai ngoài ý muốn không?” Tái Đánh Giá Minh Chứng.” Úc và New Zeland Tạp Chí Tâm Thần Học, Tháng 12 năm 2013, Tập 47, Số 9, Trang 819-827. <http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/23553240>.

Tỷ lệ thất bại của phá thai nội khoa là bao nhiêu?

Tỷ lệ thất bại trong phá thai nội khoa càng cao khi thời gian mang thai càng lâu.

Theo đánh giá của FDA, dựa theo các nghiên cứu công bố và chưa được công bố, tỷ lệ thất bại của RU-486 tăng lên hơn 7.3% khi dùng ở tuần thứ 10 của thai kỳ. Con số này cao gấp ba lần so với tỷ lệ thất bại của phá thai RU-486 khi dùng ở tuần thứ 7 của thai kỳ.

Các nghiên cứu khác ghi nhận tỷ lệ thất bại cao hơn đối với phá thai nội khoa. Nghiên cứu của Von Hertzen đã chỉ ra tỷ lệ thất bại ở mức độ 5% tại tuần thứ 7 của thai kỳ, 8% tại tuần thứ tám, và 10% tại tuần thứ 9.

  1. Von Hertzen, H, et al.  “Liều Dùng Và Phác Đồ Misoprostol Sau Khi Dùng Thuốc Mifepristone Cho Phá Thai Nội Khoa. Một Thử Nghiệm Ngẫu Nhiên Có Kiểm Soát.” Tạp chí Sản Khoa và Phụ Khoa Anh, ngày 18 tháng 6 năm 2010.
  2. Von Hertzen. <onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1471-0528.2010.02636.x/full>.

Đứa trẻ phát triển như thế nào tại thời điểm này trong thai kỳ?

Tham khảo bài riêng tại đây: https://bvss.nhathothaiha.net/thai-ba-thang-dau-phat-trien-nhu-the-nao/

Tác giả bài viết: cố bác sĩ sản-phụ khoa Noreen Johnson.

Chuyển ngữ: Thư viện y khoa bảo vệ sự sống.

❗Bản dịch đã được bác sĩ sản-phụ khoa xem xét để phù hợp chuyên ngành y khoa. Tuy nhiên, nó không nên được dùng như một phương tiện thay thế tư vấn trực tiếp từ bác sĩ, nhất là chỉ định chuyên khoa đối với các tình huống cần can thiệp.

Check Also

MÓN QUÀ LƯU NIỆM KHI MANG THAI: NHỮNG TẾ BÀO KHÔNG PHẢI CỦA BẠN

Bài viết được viết bởi Carl Zimmer, Giáo sư kiêm nhiệm bộ môn Lý sinh …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.