EMMAUS (15/03/2015)
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV
Câu 1 : Có biện pháp nào ngăn chặn lây truyền HIV qua đường tình dục đạt hiệu quả 100% không ?
Cách duy nhất giúp ngăn chặn 100% lây truyền HIV lây truyền HIV qua đường tình dục là kiêng nhịn quan hệ tình dục , tránh tất cả các hình thức quan hệ tình dục qua đường miệng , qua hậu môn hoặc qua âm đạo . Sử dụng bao cao su nam hoặc bao cao nữ có thể giúp làm giảm đáng kể nhưng không loại bỏ hoàn toàn nguy cơ lây truyền HIV qua quan hệ tình dục . Chỉ có kiêng nhịn quan hệ tình dục là biện pháp duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn khả năng lây truyền HIV qua quan hệ tình dục
Câu 2 : Dùng bao cao su giúp làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV hay không ? Sử dụng bao cao su đã quá hạn sử dụng có an toàn hay không ?
Có . Sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục qua đường âm đạo , hậu môn , miệng giúp làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm HIV vì lý do bao cao su sẽ làm giảm các vùng tiếp xúc với tinh dịch , máu hoặc dịch tiết âm đạo . Tuy nhiên , dung bao cao su không thể an toàn 100% được . Trừ việc không quan hệ tình dục sẽ hạn ché hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục . Tuy nhiên , bao cao su vẫn là biện pháp có hiệu quả phòng tránh các nhiễm trùng qua đường tình dục và HIV cao nhất ( đạt 95%)
Không chỉ riêng bao cao su , mà các loại hàng tiêu dùng khác như thực phẩm , thuốc men , nếu quá hạn sử dụng sẽ không đảm bảo chất lượng vì bao cao su chủ yếu được làm bằng vật liệu cao su latex và khi quá hạn chất lượng của bao cao su sẽ không được đảm bảo ,do vậy hiệu quả bảo vệ sẽ giảm xuống đáng kể đồng thời nguy cơ bị rách , bị thủng bao sẽ cao hơn.
Câu 3 : Sử dụng bao cao su nam đúng cách là như thế nào ?
Cất giữ bao cao su ở nơi mát , tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời . Kiểm tra thời hạn sử dụng của bao cao su ở vỏ ngoài . Mang bao cao su ngay khi bắt đầu giao hợp đến lúc kết thúc ( xuất tinh ) .Trình tự mang bao cao su đúng cách như sau :
– Đẩy bao cao su về một phía rồi mới xé . Cẩn thận khi mở bao cao su không sử dụng răng hay móng tay có thể làm rách bao cao su .
– Hướng mang bao cao su là núm bao ở trên , vòng cuốn bao phải ở phía ngoài dương vật.
– Dùng ngòn tay bóp xẹp đầu bao cao su để đuổi không khí ra ngoài
– Đặt bao cao su vào dương vật lúc đang cương cứng.
– Lăn nhẹ vòng cuốn của bao cao su đến sát gốc dương vật.
– Sau khi xuất tinh , giữ lấy bao ở phần gốc dương vật và từ từ rút bao ra khỏi dương vật đang cương cứng , tránh làm tràn tinh dịch ra ngoài hoặc dính vào cơ thể .
– Vứt bỏ bao cao su đã sử dụng vào thùng rác
– Mỗi bao cao su chỉ được sử dụng cho một lần giao hợp rồi bỏ . Luôn sử dụng bao cao su khi có quan hệ tình dục qua các đường : âm đạo , hậu môn ,miệng.
– Muốn bôi thêm chất trơn , bạn chỉ dung các chất trơn dung riêng cho bao cao su mang gốc nước , không dung các loại chất bôi trơn gốc dầu như kem bôi da , Vaseline , dầu ăn … sẽ làm phá hủy bao cao su .
Câu 4: Sử dụng hai, ba bao cao su cùng một lúc liệu có an toàn hơn không?
Sử dụng bao cao su đúng cách để đạt hiệu quả an toàn cao nhất đó là sử dụng 01 bao cao su cho mỗi lần quan hệ tình dục, đeo từ trước khi bắt đầu giao hợp và đeo bao lên sát gốc dương vật. Đeo liền một lúc hai, ba bao cao su không phải là một cách sử dụng đúng cách và việc đeo hai, ba bao cao su này không đồng nghĩa với an toàn gấp hai, ba lần so với đeo một bao cao su. Đeo hai, ba bao cao su sẽ dễ bị tuột vì các bao cao su đều có chất bôi trơn, trong quá trình giao hợp sẽ dễ bị tuột ra ngoài và việc cọ sát khi lồng hai, ba bao cao su với nhau có thể làm bao dễ rách hơn.
Câu 5: Đeo ngược bao cao su nhưng vẫn che phủ hết dương vật thì có khả năng bị lây nhiễm HIV không?
Trong quá trình giao hợp, bề mặt phía ngoài bao cao su là nơi bị cọ sát nhiều. Để giảm sự cọ sát này, phía ngoài bao cao su được phủ một lớp chất bôi trơn để giúp quá trình giao hợp thuận lợi,tránh nguy cơ bị rách bao cao su khi ma sát mạnh.Khi đeo ngược bao cao su, chất bôi trơn không phát huy được tác dụng, sự giao hợp có thể gặp khó khăn hơn và bao cao su dễ tuột và rách. Khi biết mình đã đeo ngược bao cao su, hãy nhanh chóng tháo ra và thay thế bằng một bao mới.
Câu 6: Hai người nhiễm HIV có nên quan hệ tình dục nữa không?
Yêu là quyền con người, không ai có thể ngăn cản được. Trường hợp quan hệ giữa hai người đều nhiễm HIV, được khuyến khích vẫn dung bao cao su để không bị lây thêm các bệnh lây truyền qua đường tình dục ( nếu có). Ngoài ra,do HIV có nhiều chủng khác nhau có thể bị lây truyền làm cho bệnh nặng thêm và việc điều trị càng trở nên khó khăn hơn.
Câu 7: Khám phụ khoa có lây nhiễm HIV không?
Không khám phụ khoa không lây nhiễm HIV nếu các bác sỹ áp dụng các biện pháp phòng tránh lây nhiễm, giữ an toàn cho bệnh nhân bằng cách:
– Khử trùng và diệt khuẩn dụng cụ đúng cách;
– Thao tác khám chính xác, không gây sây sát cho bệnh nhân.
Khám phụ khoa là vấn đề chăm sóc sức khỏe rất quan trọng, đừng vì quá sợ lây nhiễm HIV mà không đi khám chữa kịp thời.
Câu 8: Để phòng, chống lây nhiễm HIV, muốn có con bằng thụ tinh nhân tạo có được không?
Được, với điều kiện thụ tinh nhân tạo bằng tinh dịch ( có chứa tinh trùng) của người đàn ông không bị nhiễm HIV. Với tinh dịch của người đã bị nhiễm HIV bạn cũng dễ bị lây truyền HIV. Do vậy, cũng như hiến máu, để phòng tránh HIV qua thụ tinh nhân tạo, người cho tinh dịch bắt buộc phải xét nghiệm HIV với kết quả âm tính. Trong mọi trường hợp, nên xin ý kiến của bác sỹ chuyên khoa.
Theo khuyến cáo của Trung Tâm Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC): người hiến tinh dịch cần phải sàng lọc tìm kháng thể HIV 2 lần: lần đầu khi hiến tinh dịch, và lần thứ 2 là vào 6 tháng sau khi hiến tinh dịch. Tinh dịch sẽ được cất giữ tạm thời. Nếu sau 6 tháng, kết quả xét nghiệm HIV của người hiến tinh dịch là dương tính hoặc nếu người hiến tinh dịch không quay lại sau 6 tháng để thực hiện kiểm tra lần 2, thì tinh dịch của người đó sẽ bị loại bỏ.
Câu 9: Thủ dâm có bị lây nhiễm HIV không?
Thủ dâm là hành vi tự thỏa mãn về mặt tình dục. Thủ dâm hoàn toàn an toàn vì thủ dâm là quan hệ tình dục không cần có đối tác, do đó nó cũng không làm lây nhiễm HIV (do không có nguồn lây nhiễm).
Câu 10: Mặc dù đã biết 3 đường lây của HIV, nhưng sao tôi vẫn ghê sợ khi tiếp xúc với người nhiễm HIV, không thể nào dám lại gần…?
Đây là vấn đề cảm giác và cảm giác cá nhân này có thể xảy ra với nhiều người. Cảm giác này có thể đến một cách vô thức hoặc có ý thức và nó xuất phát từ những thông tin, kiến thức, quan niệm của cộng đồng, xã hội hoặc cá nhân mỗi người. Ví dụ cộng đồng thường cho rằng AIDS là căn bệnh chết người, người chết do AIDS thường có bộ dạng rất thảm thương, kinh khủng, gầy gò, lở loét đầy mình… HIV thường đi liền với những hành vi không an toàn trong xã hội như nghiện chích, mại dâm, trong khi đó những người sử dụng ma túy, hoạt động mại dâm thường bị quan niệm là tầng lớp thấp trong xã hội, họ có các hành vi tiêu cực…
Từ đó những cá nhân có nhận thức như trên sẽ sợ hãi một cách vô thức với những vấn đề có liên quan đến HIV/AIDS và người nhiễm HIV, đặc biệt là khi tiếp xúc với những người bệnh AIDS đang trong giai đoạn cuối. Những biểu hiện bên ngoài của sự ghê sợ này chính là những thái độ và hành vi mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, cũng như đối với những vấn đề liên quan đến HIV/AIDS.
Câu 11: Nếu có một người đàn ông nhiễm HIV, anh ta có khả năng có con khỏe mạnh không?
Một người đàn ông nhiễm HIV sẽ có HIV trong tinh dịch chứ không có HIV trong tinh trùng. Với các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản hiện nay, có thể thực hiện kỹ thuật lọc rửa tinh trùng để loại bỏ hoàn toàn tinh dịch nhiễm HIV. Sau đó, tinh trùng đã được lọc rửa sạch loại hoàn toàn loại vi rút nhiễm HIV. Sau đó, tinh trùng sẽ được bơm vào buồng cổ tử cung(thụ tinh nhân tạo) hoặc được dung để tiêm vào bào bào tương trứng thụ tinh trong ống nghiệm. Do đó, một người đàn ông nhiễm HIV vẫn có thể có con khỏe mạnh không nhiễm HIV.
Câu 12: Cần phải làm gì khi bị kim tiêm đâm xuyên qua da, dẫm phải bơm kim tiêm hoặc bị máu, dịch sinh học bắn vào niêm mạc mắt?
- Với có tổn thương ở da có chảy máu:
– Rửa ngay vết thương dưới vòi nước và để vết thương chảy máu tự do trong một thời gian ngắn ( 30-60 giây)
– Rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn ( Dakin, Javen 1/10, hoặc cồn 70o) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
- Với tổn thương ở niêm mạc:
– Nếu ở mắt cần rửa mắt bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9% nhiều lần;
– Nếu ở miệng, mũi cần súc miệng bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9%;
- Báo cáo người phụ trách và làm biên bản: Cần nêu rõ ngày, giờ, hoàn cảnh xảy ra, đánh giá vết thương, mức độ nguy cơ của người phơi nhiễm.
- Xác định tình trạng nhiễm HIV của nguồn phơi nhiễm.
- Phòng lây nhiễm HIV cho người khác: Người bị phơi nhiễm có thể làm lây nhiễm HIV sang người khác, cho dù xét nghiệm HIV âm tính do đang ở trong thời kỳ cửa sổ, vì vậy cần phải thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV.
- Điều trị dự phòng bằng ARV cho người bị phơi nhiễm: Cần tiến hành điều trị ARV ngay cho người bị phơi nhiễm và xét nghiệm người gây phơi nhiễm. Điều trị ARV phải được tiến hành sớm từ 2-6 giờ sau khi bị phơi nhiễm, không để quá 72h. Ngừng điều trị nếu người gây phơi nhiễm có kết quarHIV âm tính.